GIỚI THIỆU

DỊCH VỤ

CÔNG TRÌNH - DỰ ÁN

LIÊN KẾT WEB



Chuyên gia điều tra quy hoạch rừng tư vấn về Rau lá bép, rau nhíp

          Rau lá bép, rau nhíp - (Tên tiếng Anh: Paddy Oats, Gnetum, Joint fir, Kampong tree, Spanish joint fir…)

          CHUYÊN ĐỀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ - DƯỢC LIỆU TỪ RỪNG

          Rau lá bép, rau nhíp (Tên tiếng Anh: Paddy Oats, Gnetum, Joint fir, Kampong tree, Spanish joint fir…); hay còn gọi là "lá bột ngọt" trên rừng

          Cây có khả năng chống ung thư, chống viêm , ổn định đường huyết

Cây lá bép được dùng làm rau đã biết từ lâu đời bởi người dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên thường xuyên và yêu thích sử dụng lá bép làm rau ăn ở dạng xào hoặc nấu canh với cá suối... Rau lá bép đã nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiếng chống Mỹ khi bộ đội Việt Nam sống trong chiến khu thiếu lương thực phải ăn rau rừng để sống trong thời kỳ chiến trường ác liệt; nhạc sĩ Huy Du sáng tác bài "Nổi lửa lên em" có câu: " … lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi hay Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân in ấn sách rau rừng dạng sổ tay khổ nhỏ, trong đó mô tả hàng trăm loại rau rừng, củ, quả và nấm rừng ăn được có hình ảnh mẫu kèm theo để giúp bộ đội đi tới đâu, gặp rau nào thì đối chiếu tìm nấu, trong đó có loài rau bép thuộc những cây rau chủ lực.

Ngày nay, lá bép đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng ở Tây Nguyên như canh cua lá bép, đọt mây-lá bép xào cá hộp, … và luôn được giới thiệu với khách miền xuôi như là một món ngon đặc sản mà núi rừng đã hào phóng ban tặng cho những con người Tây Nguyên nồng hậu và mến khách này.

MÔ TẢ CÂY RAU LÁ BÉP

1

1. Tên gọi khác: Rau lá bét, Rau lá bướm, Cây rau danh, cây rau gắm.

2. Tên tiếng Anh: Paddy Oats, Gnetum, Joint fir, Kampong tree, Spanish joint fir.

3. Tên khoa học: Gnetum gnemon L.

-Tên đồng nghĩa: Gnetum vinosum Elmer.

-Loài tương cận: Cây rau bép Papua New Guinea (Gnetum costatum).

Chi Dây gấm (Gnetum) là một chi duy nhất trong họ Dây gấm (Gnetaceae) và bộ Dây gấm (Gnetales) với khoảng 30-35 loài thực vật hạt trần. Hầu hết các loài trong chi này có dạng dây leo thường xanh, thân thường chia lóng và phình to ở các đốt. Lá đơn mọc đối, không có lá kèm, mép lá nguyên, gân lá lông chim.

Nhiều loài thuộc Chi Dây gắm (Gnetum) ăn được, với lá được sử dụng như là rau ăn, hạt được đem nướng và một số loài còn có công dụng như là các loại cây thuốc.

Trong chi Dây gắm (Gnetum) có nhiều phân chi (subgenus). Phân bố ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, Tây Phi và Đông Nam Á. Xem bản đồ phân bố có thể suy đoán chi thực vật này đã xuất hiện trước khi các lục địa bị tách rời.

Riêng phân chi Rau bép (Gnetum subsect. Gnetum) có hai loài thân gổ trườn (các loài khác đều là dây leo) đó là:

- Cây rau bép Đông Nam Á (Gnetum gnemon).

- Cây rau bép Papua New Guinea (Gnetum costatum).

Cây rau bép Đông Nam Á (Gnetum gnemon) có 6-8 thứ (varieties).

Riêng ở Việt Nam đã phát hiện được 3 thứ:

- Gnetum gnemon var. domesticum (Rumph) Markgr. (ít gặp).

- Gnetum gnemon var. griffithii Markgr. (thường gặp nhất).

- Gnetum gnemon var. tenerum Markgr. (ít gặp).

Cả 3 thứ đều có dạng cây bụi với quả nhỏ, lá được dùng làm ra và công dụng dược liệu gần giống như nhau.4.

4. Phân bố

Gnetum gnemon là một loài thuộc chi Gnetum có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Châu Á và các đảo tây Thái Bình Dương, từ Assam về phía Đông và Nam qua Malaysia, Indonesia tới Philippines và Fiji. Tên gọi phổ biến của nó là Melinjo hay Belinjo (tiếng Indonesia), Bago (tiếng Mã Lai, tiếng Tagalog), Peesae (tiếng Thái) và Rau bép, Bét, Rau danh hay Gắm (tiếng Việt). Các nghiên cứu gần đây ở Indonesia cho biết loài cây lá bép (Gnetum gnemon) là cây bản địa ở Fiji, Ấn Độ, Malaysia, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon. Loài cây này phân bố ở độ cao từ 0 đến 1.200 m, nơi có nhiệt độ trung bình 25-30 oC, lượng mưa từ 750 đến 5.000 mm và đủ độ ẩm đất trong mùa khô. Hiện nay Cây lá bép được trồng nhiều ở bắc Ấn Độ (Atxam, tới độ cao 1.500m), Mianma, Việt Nam, Indonesia và bán đảo Mã Lai ở độ cao từ 200 tới 900m. Cây lá bép ở Việt Nam thuộc giống Gnetum gnemon L. var.griffithii Markgr chúng tôi gặp thấy nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước.

                                      Cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn thông tin

về cây rau lá bép xin liên hệ Chuyên gia lâm nghiệp

Vũ Văn Thành ĐT 0905772715; This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

ĐTKH: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG FSC-FM/COC TẠI TỈNH GIA LAI

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG FSC-FM/COC TẠI TỈNH GIA LAI

Đỗ Văn Nhân[1], Nguyễn Hồng Quân1, Nguyễn Hoàng Tiến Toán[2].

[1]  Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, số 33 – Thanh Niên– Quy Nhơn – Bình Định.

 [2] Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, số 02 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

 

TÓM TẮT

          Cũng như các địa phương tại Việt Nam, Gia Lai đang bước đầu thực hiện công tác quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo chứng chỉ rừng (CCR). Bước đầu đã có đơn vị được cấp CCR, bên cạnh đó một số đơn vị chủ rừng cũng đã xây dựng phương án QLRBV. Tuy nhiên, công tác QLRBV trên cơ sở CCR vẫn còn là một khâu mới đối với chủ rừng nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Để cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác này, tham luận đi sâu phân tích các thông tin liên quan và dự kiến 11 chủ rừng lớn là các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp với diện tích là khoảng 120.000 ha thực hiện công tác QLRBV và CCR trong giai đoạn 2016-2020. Cùng với đó, tham luận cũng cung cấp các giải pháp, định hướng để đảm bảo QLRBV và CCR được thực hiện có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng theo xu hướng mới.

Xem tiếp...

ĐTKH: Tiềm năng phát triển cây Macadamia vùng Tây Nguyên

Tiềm năng phát triển cây Macadamia vùng Tây Nguyên

Th.s Đinh Văn Quang

Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Th.s Đỗ Văn Nhân

Viện Điều tra Quy hoạch rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện tại 5 tỉnh vùng tây nguyên bằng các phương pháp: (i) Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên nhằm so sánh các yếu tố tự nhiên vùng Tây Nguyên với đặc điểm sinh thái của cây Macadamia, làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ thích nghi và xác định vùng tiềm năng trồng cây Macadamia. (ii) Điều tra điều kiện kinh tế xã hội nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động chủ quan của con người, cơ chế chính sách đến lựa chọn vùng quy hoạch trồng Macadamia.(iii) Chồng xếp bản đồ: Trên cơ sở bản đồ đơn tính (Bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ lượng mưa, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp), chồng xếp đối chiếu để giới hạn diện tích điều tra khảo sát phục vụ quy hoạch phát triển cây Macadamia trong vùng Tây Nguyên. Kết quả chính của nghiên cứu này là: Xác định được vùng tối ưu cho phát triển cây Maccadamia tại Tây Nguyên.

            Từ khóa: Tiềm năng, Maccadamia, Tây Nguyên.

 Abstract

 The study was conducted in 5 provinces of Central Highland region. Method used for research are: i) survey and review natural condition of study area to compare with ecological requirement for Macadamia, that formed the basic to develop suitability map and select potential plantation area for Macadamia; ii) social economic survey for human impact assessment and review impact of policy Macadamia planning; iii) Map overlay: use of individual indicator map (topographic map, soil map, precipitation map, land use and land use planning map) to calculate potential area for Macadamia in Central Highland. The result of this study is: selection of suitable area for Macadamia plantation in Central High land.

 I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Macadamia là giống xuất xứ từ Úc đang được trồng tại các vùng có khí hậu ẩm, cận nhiệt đới như Hawai (Mỹ), Thái Lan, Trung Quốc, Nam Phi,...và đã được du nhập vào Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng gần 2 thập kỷ qua. Qua các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm gây trồng cây Macadamia tại một số tiểu vùng sinh thái tại các tỉnh vùng Tây Nguyên đã chứng tỏ đây là loài cây  phù hợp với điều kiện sinh thái Vùng, có thể bổ sung vào tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp, đa mục đích; sản phẩm Macadamia đem lại giá trị cao về kinh tế, bên cạnh đó Macadamia là loài sinh trưởng lâu năm nên bền vững về môi trường và xã hội. Kết quả khảo nghiệm cho thấy, cây Macadamia có các ưu điểm: dễ trồng, giá trị kinh tế cao, có khả năng thích nghi tốt với vùng đất Tây Nguyên, dễ đầu tư, phù hợp với khả năng của người nghèo… và có thể trở thành loại cây gắn bó mật thiết với nông dân Tây Nguyên.

Với các lý do kể trên, việc tiến hành nghiên cứu Quy hoạch phát triển cây Macadamia vùng Tây Nguyên là hết sức cần thiết. Kết quả quy hoạch sẽ là cơ sở để ban hành các chính sách và xây dựng các dự án đầu tư phát triển cây Macadamia ở vùng Tây Nguyên một cách bền vững.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.  Vật liệu nghiên cứu

Đối tượng điều tra, khảo sát của nghiên cứu này là cây Macadamia, các dạng lập địa và các yếu tốcấu thành dạng lập đia, điều kiện dân sinh kinh tế- xã hội vùng Tây nguyên. Nội dung nghiên cứu bao gồm: (i) Đặc điểm sinh học của câyMacadamia(ii) thực trạng phát triển của cây Macadamiaở Tây Nguyên. (iii) Tiềm năng phát triển cây Macadamia ở Tây Nguyên.

2.2.  Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Kế thừa tài liệu

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của  các ngành có liên quan, đặc biệt các chương trình, dự án về nông, lâm nghiệp tại các tỉnh trong vùng.

2.2.2. Điều tra ngoại nghiệp

- Điều tra, đánh giá các mô hình trồng, sinh trưởng, phát triển để xác định khả năng sản xuất sản phẩm sinh học của các giống, phương thức canh tác (thuần loài, xen canh) loài cây Macadamia, so sánh lợi thế giữa cây Maccadamia với các loài cây hiện có trên vùng Tây Nguyên.

            2.2.3. Tính toán nội nghiệp

- Chồng xếp bản đồ:

Trên cơ sở bản đồ đơn tính (Bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ lượng mưa, bản đồ hiện trạng và quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp), chồng xếp đối chiếu để giới hạn diện tích điều tra khảo sát phục vụ quy hoạch phát triển cây Macadamia trong vùng Tây Nguyên.

- Phân vùng tiềm năng:

Mô hình hóa quá trình xây dựng bản đồ quy hoạch phát triển cây Macadamia các giai đoạn theo Hình 1.

Trên cơ sở cho điểm các bản đồ đơn nhân tố, đánh giá và cho điểm các nhân tố, chồng xếp các bản đồ đơn nhân tố, nhân tổng điểm. Tổng điểm (giao động từ 0 đến 15.552 điểm) được chia thành 4 cấp tiềm năng, gồm:

+ Không thích hợp: Gồm tất cả điểm 0: là những khu vực ít nhất có 1 nhân tố giới hạn (điểm 0) cho phát triển cây Macadamia;

+ Kém thích hợp: Điểm > 0-1/3 dải điểm cận dưới (>0 - 5.184 điểm): tổng các nhân tố hạn chế khả năng phát triển cây Macadamia, không có nhân tố nào giới hạn.

+ Thích hợp: Điểm 1/3-2/3 khoảng giữa (8.185 - 10.368 điểm): Nhiều nhân tố phù hợp với nhu cầu phát triển cây Macadamia, không có nhân tố nào giới hạn.

+ Rất thích hợp: Điểm 2/3-3/3 dải điểm cận trên (10.369 - 15.552 điểm): Đa số các nhân tố rất phù hợp với phát triển cây Macadamia, không có nhân tố nào giới hạn.

  H1 Maca

                 Hình 1: Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ Quy hoạch phát triển cây Macadamia

Kết quả là xây dựng được bản đồ thích nghi phát triển cây Macadamia (bản đồ tiềm năng). Bản đồ này được xây dựng trên các nhân tố tĩnh (đất đai, địa hình, lượng mưa, nhiệt độ) mà không có hiện trạng sử dụng đất, làm cơ sở việc xây dựng quy hoạch phát triển cây Macadamia.

            Tiến hành chồng xếp hiện trạng đất đai (nhân tố động) lên bản đồ tiềm năng, xác định các trạng thái đất phát triển được cây Macadamia, các đối tượng đất, chủ sử dụng đất, …kết hợp với công tác khoanh vẽ, loại trừ các quy hoạch các loài cây khác, xác định, tham vấn, thống nhất quy hoạch với các địa phương, kết quả là xây dựng được bản đồ quy hoạch phát triển cây Macadamia.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc điểm sinh thái của cây Macadamia

Macadamia là cây trồng có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Úc, giữa vĩ độ 250 đến 330 Nam. Đây là loài cây trồng á nhiệt đới thuộc họ Proteaceae. Hai loài Macadamia là Macadamia integrifolia và Macadamia tetraphylla có nguồn gốc ở Miền Nam Queensland và miến Bắc New South Wales, ở đó chúng được mọc trong rừng mưa gần những dòng sông. Ở chỗ giao nhau của hai loài còn xuất hiện loài thứ ba đó là cây lai tự nhiên của chúng.

Cây Macadamia chúng ra hoa từ tháng 2 – 4, nuôi quả từ tháng 4 đến giữa tháng 7, quả chín từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 9, phân hóa chồi hoa từ tháng 10 đến tháng 11 và ủ chồi hoa từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Cây Macadamia trồng từ hạt sẽ cho trái sau 7 đến 8 năm, trong điều kiện chăm sóc tốt cây trồng từ hạt sẽ ra trái sau 5 năm, tuy nhiên phần lớn ngày nay cây Macadamia được trồng từ cây ghép. Cây ghép sẽ ra trái sau -3 năm.

Cây Macadamia có một số đặc điểm sinh thái được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1: Tóm tắt một số đặc điểm sinh thái của cây Macadamia:

TT

Chỉ tiêu sinh thái

Biên độ thích hợp

1

Đất đai

Nhiều loại đất khác nhau, ưa pH hơi chua và trung tính (pH 5,5 -6,5). Thích hợp nhất với đất bazan, đất sét, mùn pha cát,...đất không được ngập úng, thoát nước tốt.

2

Độ dày tầng đất

Thích hợp với đất dày, sâu ẩm.

3

Độ dốc

Độ dốc phù hợp khá rộng, tốt nhất < 250.

4

Đai cao

Đai độ cao rộng, thích hợp ở độ cao < 1.000m.

5

Lượng mưa

700 - 3.000 mm, tối ưu 1.500 - 2.500 mm/năm

6

Nhiệt độ

Từ 12 đến 320C. Tối ưu cho thời gian phân hóa chồi hoa là 150C đến 180C, trên hoặc dưới khoảng này cho ít hoặc không cho hoa.

2. Thực trạng sản xuất và phát triển cây Macadamia

2.1. Diện tích, quy mô Macadamia đã phát triển của Vùng

Loài cây Macadamia mới được đưa vào thử nghiệm khoảng 20 năm và trồng với quy mô nhỏ khoảng 10 năm trở lại đây. Hiện tại, tại các tỉnh Tây Nguyên, ngoài một số diện tích được nghiên cứu khảo nghiệm do nhà nước đầu tư, người dân đã trồng với quy mô nhỏ, chủ yếu là xen canh với các loài cây công nghiệp như cà phê, điều, ca cao, tiêu và một số cây ăn quả.

Hiện tại đã ghi nhận được khối lượng diện tích (chưa đầy đủ) đã trồng cây Macadamia ở 5 tỉnh vùng Tây Nguyên đến tháng 9/2013 là: (1) Kon Tum: 50 ha; (2) Gia Lai: 80 ha; (3) Đắk Lắk: 500 ha; (4) Đắk Nông: 600 ha và (5) Lâm Đồng: 400 ha.

2.2. Kết quả điều tra, phân tích hộ gia đình

Kết quả tổng hợp điều tra hộ: Tổng số hộ điều tra là 53 hộ, vì các địa phương khác nhau có mức độ trồng khác nhau nên số hộ điều tra của từng tỉnh có khác nhau, trong đó các tỉnh phía Nam Tây Nguyên người dân đã trồng Macadamia nhiều, phía Bắc Tây Nguyên ít hơn, như tỉnh Kon Tum mới chỉ xác nhận được 03 hộ, công ty trồng đến thời điểm điều tra (tháng 12/2012).

Chi phí kiến thiết vườn cây bình quân khoảng 30 triệu (không kể chi phí đất), chi phí lớn tập trung vào việc mua cây giống (chiếm đến 50% tổng chi phí), tiếp đến là phân bón. Do mới trồng với quy mô nhỏ, mục đích là thử nghiệm, thăm dò nên công lao động chủ yếu là của gia đình.

Do chủ yếu là diện tích mới trong những năm gần đây (tập trung chủ yếu là năm 2009 đến 2012) nên cây chưa có quả. Tuy nhiên, một vài diện tích được trồng các năm trước (năm 2004-2008) đã có sản phẩm, khi có sản phẩm, người dân thường đem gieo ươm, ghép cây hoặc bán cho các cơ sở thu mua sản xuất giống của vùng với giá khá cao (năm 2012 bán giá bình quân 200-250 ngàn đồng/kg quả khô, năm 2013, giá 150 ngàn đồng/kg quả khô). Với những dòng giống rõ ràng, cây cho quả to, đồng đều thì sẽ bán được giá cao hơn, người mua tin tưởng. Nếu giống không rõ ràng thì thường giá thấp hơn.

Cây Macadamia sau khi trồng 4 năm bắt đầu cho thu hoạch quả, với năng suất bình quân khoảng 2 tạ/ha/năm. Đến năm thứ 8 năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha/năm

2.3. So sánh lợi thế cạnh tranh với các loài cây công nghiệp hiện có tại Vùng

Kết quả so sánh cho thấy so với các loài cây khác trên các địa điểm trồng Macadamia phù hợp thì lợi ích tổng hợp mà cây Macadamia đem lại là hơn hẳn. Nếu hạn chế được các điểm yếu bằng việc tăng cường phổ biến, tập huấn kỹ thuật trồng, làm tốt công tác thị trường thì đây là loài cây cho thu nhập cao, dễ trồng, ít đầu tư nhân lực, không trùng với các mùa vụ thu hoạch cây công nghiệp khác trong Vùng, có thể thực hiện xen canh với các loài cây ngắn và dài ngày khác. Bên cạnh đó, đây là loài cây có giá trị môi trường cao, góp phần tăng độ che phủ rừng, tham gia vào hạn chế việc hạ thấp mực nước ngầm, giảm suy thoái đất, nước, duy trì lượng nước cho các hồ đập, tăng lượng thu giữ, tích trữ các bon, góp phần làm giảm suy thoái biến đổi khí hậu.  

3. Tiềm năng phát triển cây Macadamia ở Tây Nguyên

3.1. Các nhân tố làm cơ sở cho việc phân vùng tiềm năng

Bảng 2: Các nhân tố và cho điểm phân chia lựa chọn vùng tiềm năng phát triển cây Macadamia ở Tây Nguyên

TT

Nhân tố

Phân cấp nhân tố

Mô tả

Ký hiệu

Điểm số cơ sở

Hệ số

Tổng điểm

1

Loại đất

FHk, Fk, Fp, D

Cơ giới trung bình

Đ1

4

1

4

FHs, Fs, Ft, Fu, P

Cơ giới nặng

Đ2

3

1

3

Fha, Fa, Xa, Fh

Cơ giới nhẹ

Đ3

2

1

2

R, E, các loại nhỏ khác

Rất nặng – Rất nhẹ

Đ4

1

0

0

2

Độ dày tầng đất

>100 cm

Dày

D1

4

1,5

6

50-100cm

Trung bình

D2

3

1

3

30-50 cm

Mỏng

D3

2

1

2

<30 cm

Rất mỏng

D4

1

0

0

3

Độ dốc

<150

Bằng phẳng

G1

4

1,5

6

16-250

Dốc nhẹ

G2

3

1

3

26-350

Dốc trung bình

G3

2

1

2

>350

Dốc mạnh

G4

1

0

0

4

Độ cao tuyệt đối

700 – 1.000 m

 Trung bình

H2

3

1,5

4,5

<700 m

 Thấp

H1

2

1

2

1.000-1500 m

 Cao

H3

2

1

2

>1.500 m

 Rất cao

H4

1

0

0

5

Lượng mưa

>2.000 mm

Tốt

R1

4

1

4

1.500 – 2.000 mm

 Trung bình

R2

3

1

3

1.000-1.500 mm

 Thấp

R3

2

1

2

<1.000 mm

 Rất thấp

R4

1

0,5

0,5

6

Nhiệt độ các tháng phân hóa mầm hoa (tháng 10-11)

15-180C

Tốt

T1

3

2

6

13- 15 hoặc >18-200C

Trung bình

T2

2

1,5

3

<13 hoặc > 200C

Kém

T3

1

0

0

3.2. Kết quả phân vùng tiềm năng phát triển cây Macadamia

Kết quả phân cấp theo phương pháp mô tả tại Mục 3.2 như sau:

Trong tổng DTTN Vùng là 5.464.106 ha, diện tích các cấp thích nghi như sau:

- Cấp Không thích hợp (KhTH): 1.306.206,9 ha, chiếm 23,9%.

- Cấp Kém thích hợp (KTH): 3.067.216,8 ha, chiếm 56,1 %.

- Cấp thích hợp (TH): 752.163,4 ha, chiếm 13,8 %.

- Cấp Rất thích hợp (RTH):  338.518,9 ha, chiếm 6,2 %.

Như vậy đa số diện tích vùng Tây Nguyên là ở cấp KTH với 56,1% tổng DTTN, cấp KhTH cũng chiếm tỷ trọng đáng kể với 23,9%. Hai cấp TH và RTH chiếm tỷ trong thấp (tương ứng là 13,8 và 6,2%), tổng số là 20,0% DTTN.

 KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra 53 mô hình trồng cây Macadamia trên 5 tỉnh Tây nguyên. Đã xác định được sơ đồ đặc điểm sinh vật học của cây Macadamia ở Tây nguyên. Nghiên cứu cũng đã khái quát được thực trạng phát triền cây Macadamia ở Tây nguyên tuy diện tích còn khiêm tốn so với tiềm năng( khoảng 1.600 ha), nhưng bước đầu đã cho thấy hiệu qủa và lợi thế so sánh với một số cây công nghiệp trên địa bàn. Bằng phương pháp cho điểm các bản đồ nhân tố, chồng xếp các bản đồ nhân tố đã xác định được vùng thích hợp (TH) và rất thích hợp (RTH) cho trồng cây Macadamia ở Tây nguyên.

KHUYẾN NGHỊ

  Lựa chọn phương án quy hoạch phát triển:  Khi xem xét lựa chọn quy mô phát triển, sau khi phân cấp tiềm năng (ở 2 cấp RTH và TH) phải lựa chọn vùng phát triển mang tính khả thi. Macadamia là loài cây mới phù hợp với nhiều địa phương vùng Tây Nguyên, tuy dễ sống nhưng nếu để kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề kỹ thuật gây trồng, chăm sóc là một trong những khó khăn, cần có thời gian dài, công sức lớn. Khi thực hiện cũng sẽ gặp nhiều trở ngại về vốn, nguồn giống, lao động và tổ chức thực hiện. Vì vậy, lựa chọn Phương án phát triển khoảng 200.000 ha cây Macadamia từ nay đến 2025 sẽ đảm bảo tính khả thi cao hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân, 1999. Sổ tay điều tra phân loại- đánh giá đất. NXBNN, Hà Nội.
  2. Cục Lâm nghiệp, 2004. Cẩm nang Lâm nghiệp - Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội, 2004.
  3. Niên giám thống kê 2011 – 2012 các tỉnh Tây Nguyên.
  4. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm. 2001. Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (Vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam trong Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  5.  Ngô Đình Quế, 2010. Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm. NXB Nông nghiệp.
  6.  Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 1996. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa. Báo cáo khoa học. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
  7. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Ph­ương. 2005. Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 116 trang.
  1. Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp. Bản đồ đất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,  Kon tum, Lâm Đồng, 2005.