GIỚI THIỆU

DỊCH VỤ

CÔNG TRÌNH - DỰ ÁN

LIÊN KẾT WEB



VBKT: Đề án Ô định vị nghiên cứu sinh thái

Nhận thức được vấn đề trên, vào thập niên cuối cùng thế kỷ 20, tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã triển khai dự án đánh giá TNR toàn cầu nhằm chuẩn bị cho một chiến lược trong thế kỷ 21. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malayxia, … đều tổ chức các dự án điều tra TNR quốc gia, xây dựng các hệ thống quản lý và theo dõi diễn biến TNR, đến nay nhiều nước vẫn đang tiếp tục thực hiện nhằm thu thập thông tin về diện tích, chất lượng rừng cũng như các nhân tố sinh thái rừng, qua đó đánh giá diễn biến TNR theo định kỳ 5 năm đến 10 năm tùy từng quốc gia.

Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giao cho Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT), trực tiếp là Viện Điều tra Quy hoạch rừng (ĐTQHR) thực hiện “Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc”. Đây là một chương trình điều tra cơ bản về rừng quy mô lớn, hoạt động lâu dài, liên tục và thống nhất về phương pháp trên phạm vi toàn quốc theo chu kỳ 5 năm, chu kỳ thứ nhất bắt đầu từ 1991-1995.

Các nội dung chính của Chương trình gồm:

a) Xây dựng bản đồ hiện trạng TNR nhằm cung cấp thông tin về phân bố, diện tích các loại rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trong phạm vi cả nước và từng địa phương.

b) Điều tra chất lượng TNR: trữ lượng, tổ thành thực vật, tăng trưởng, tái sinh phục hồi rừng,… và các nhân tố khác về TNR.

c) Điều tra các chuyên đề về động vật rừng, côn trùng rừng, lâm sản ngoài gỗ, lập địa và điều tra đánh giá diến biến TNR dưới tác động của các nhân tố KTXH.

d) Xây dựng ngân hàng dữ liệu về TNR của từng giai đoạn.

Qua 20 năm với 4 chu kỳ (1991-2010), Chương trình đã cung cấp những thông tin, số liệu về TNR làm cơ sở cho xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia và kế hoạch phát triển lâm nghiệp của mỗi địa phương. Một ngân hàng dữ liệu về TNR của Việt Nam, có giá trị lâu dài được thiết lập và lưu giữ trên phần mềm quản lý chuyên dụng. Chương trình đã cung cấp những số liệu quan trọng cho việc đánh giá TNR toàn cầu mà nước ta cam kết tham gia với các tổ chức quốc tế, trong đó Viện ĐTQHR là cơ quan được FAO đồng ý hỗ trợ tăng cường năng lực để thu thập thông tin một phần đóng góp phục vụ công tác quản lý TNR quốc gia, một phần có trách nhiệm báo cáo FAO về diễn biến TNR quốc gia theo định kỳ 5 năm một lần. Do vậy thông tin đòi hỏi đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu và phương pháp luận thống nhất.

Ngày nay các nước trên thế giới đã và đang đầu tư cho công tác theo dõi nguồn TNR với mục tiêu ngày càng có đầy đủ thông tin hơn về rừng thông qua những hiểu biết của con người về rừng sẽ có những hành động khôn ngoan hơn trong sử dụng nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo.

Thực hiện các cam kết theo Nghị định thư Tokyo 1990, trong khuôn khổ hợp tác IPCC, UNFCCC và UN-REDD, công tác điều tra rừng và theo dõi diễn biến TNR càng trở nên cần thiết tại mỗi quốc gia. Các quốc gia đã và đang đầu tư hàng năm hàng trăn triệu US$ cho công tác điều tra, đánh giá và theo dõi nguồn TNR. Các nước hiện đã và đang sử dụng các công nghệ tiên tiến như ảnh viễn thám, GIS, GPS để theo dõi diện tích rừng. Tuy nhiên việc theo dõi diễn biến chất lượng rừng, các nhân tố sinh thái rừng đòi hỏi nhiều công sức thông qua điều tra mặt đất bằng giải pháp thiết lập hệ thống ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng (sau đây giọi tắt là ô định vị-ÔĐV). Các nước phát triển và đang phát triển đều phải thực hiện hệ thống theo dõi này một cách thường xuyên và định kỳ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù kích thước, hình dạng, mật độ và phương pháp thu thập tại các ô đo đếm có khác nhau nhưng những thông tin chính của rừng được xác định tương đối thống nhất đó là đường kính, chiều cao, tên cây rừng, loại rừng, các đặc điểm sinh thái rừng,... đều được thu thập. Đây là những thông tin cơ bản được đưa vào quản lý, xử lý, xây dựng các báo cáo theo dõi diễn biến rừng, diễn biến các chỉ tiêu sinh thái rừng theo định kỳ 5-10 năm. Việt Nam là một trong những nước sớm có cam kết tham gia các công ước về biến đổi khí hậu và các cam kết quốc tế khác, do vậy việc triển khai Chương trình theo dõi diễn biến TNR theo định kỳ là việc làm rất cần thiết và được Chính phủ quan tâm.

Sau khi kết thúc Chương trình theo dõi diễn biến TNR chu kỳ IV vào năm 2010, từ năm 2011 nội dung theo dõi diện tích rừng của Chương trình (a) được thực hiện đồng thời với Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc có vòng quay và thời gian thực hiện trong 5 năm. Các nội dung (b) và (c) của Chương trình vẫn đang để ngỏ, chưa được tổ chức triển khai thực hiện và chúng chỉ được thực hiện trên cơ sở Theo dõi ÔĐV. Đây là những nội dung nghiên cứu quan trọng và toàn diện về chất lượng rừng và các đặc điểm sinh thái rừng của Việt Nam.

Có thể thấy Theo dõi ÔĐV là Nhiệm vụ rất cấp thiết, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về TNR, từng bước hoàn thiện kiến thức lâm học về các hệ sinh thái rừng nước ta, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và sản lượng rừng, đảm bảo kinh doanh rừng bền vững. Trước mắt, những kết quả nghiên cứu TNR thông qua Theo dõi ÔĐV sẽ phục vụ cho Tổng điều tra, kiểm kê rừng thông qua cung cấp các chỉ tiêu tính toán về trữ lượng rừng, tổ thành rừng, chất lượng TNR. Kết quả nghiên cứu ÔĐV kết hợp với Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc sẽ đáp ứng được việc cung cấp những thông tin cơ bản các cam kết quốc tế của Việt Nam tham gia công ước về biến đổi khí hậu và các cam kết quốc tế khác.


PHẦN I  - TỔNG QUÁT VỀ ĐIỀU TRA ÔĐV THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN TNR TOÀN QUỐC  (1991-2010)

1. Khái quát chung về ÔĐV

Trên thế giới: Hầu hết các nước phát triển có ngành lâm nghiệp tiên tiến như: Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Mỹ,… ở khu vực Đông Nam Á có Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia đều thiết lập hệ thống ô tiêu chuẩn cố định để tiến hành nghiên cứu về rừng, nhằm cung cấp những căn cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách phát triển ngành.

Tại Việt Nam: Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách cần phải theo dõi liên tục và có hệ thống những biến đổi về TNR, các nhà khoa học xây dựng “Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc” đã thiết kế bổ sung một hệ thống ÔĐV trên phạm vi cả nước. Mục đích nghiên cứu về bản chất các quy luật của rừng trong mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa rừng với các nhân tố ngoại cảnh, nhằm tìm ra những căn cứ khoa học xác đáng phục vụ cho các hoạt động sử dụng lâu bền TNR, vì sự nghiệp phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội cũng như công tác quản lý của Nhà nước.

Bắt đầu từ chu kỳ II (1996-2000), trong “Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc” đã thiết kế bổ sung thêm nội dung Điều tra, theo dõi ÔĐV (gồm 73 ÔĐV). Tới chu kỳ III (2001-2005), hệ thống ÔĐV được bổ sung thêm 27 ô; Tổng số ÔĐV của chu kỳ III là 100 ô, các ô được phân bố một cách tương đối hợp lý ở các vùng sinh thái trên toàn quốc. Chu kỳ IV (2006-2010) tiếp tục điều tra, theo dõi 100 ÔĐV đã bố trí của các chu kỳ trước. Bảng 1 cung cấp phân bố số ÔĐV của chu kỳ IV theo 8 vùng sinh thái. (Thông tin chi tiết về 100 ÔĐV của chu kỳ IV tại Phụ lục 1).

Bảng1: Phân bố 100 ÔĐV chu kỳ IV (2006-2010) theo 8 vùng sinh thái

                 Vùng sinh thái


 Trạng thái

Đông Bắc

Tây Bắc

ĐB

SH

BTB

NTB

Tây Nguyên

ĐNB

ĐB

SCL

Tổng số ô

Tổng cộng

16

13

3

23

8

23

10

4

100

Rừng gỗ LRTX

Cộng

14

3

3

23

6

9

8

2

78

Giàu

1

2

2

12

2

6

2

 

27

Trung bình

3

 

 

 

2

1

2

1

14

Nghèo

1

 

 

3

1

 

1

 

8

Phục hồi

3

1

1

4

1

1

3

1

18

Hỗn giao

6

 

 

4

 

1

 

 

11

Tre nứa

1

 

 

 

 

1

1

 

3

Mặn-Phèn

 

 

 

 

 

 

 

2

2

Rừng gỗ lá

rộng rụng lá

Cộng

 

 

 

 

2

9

1

 

12

Giàu

 

 

 

 

 

3

 

 

3

Trung bình

 

 

 

 

 

6

 

 

6

Nghèo

 

 

 

 

2

 

 

 

2

Phục hồi

 

 

 

 

 

 

1

 

1

Rừng lá kim

 

 

 

 

 

 

4

 

 

4

Rừng trồng

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

Thống kê ở bảng 1 cho chúng ta toàn cảnh về số lượng và phân bố 100 ÔĐV theo trạng thái rừng của từng kiểu rừng trong mỗi vùng sinh thái trong cả nước. Trong đó: (1) Vùng Bắc Trung bộ và vùng Tây Nguyên có số lượng ô nhiều nhất do có nhiều diện tích rừng (23 ô cho mỗi vùng), tiếp theo là vùng Đông Bắc bộ 16 ô, vùng Tây Bắc bộ 13 ô, vùng Đông Nam bộ 10 ô, vùng Nam Trung bộ 8 ô và cuối cùng là hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long 4 ô, Đồng bằng sông Hồng 3 ô; (2) Kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh (LRTX) có số lượng ô nhiều nhất 78 ô, tiếp đến là kiểu rừng gỗ lá rộng rụng lá 12 ô, rừng lá kim 4 ô, rừng tre nứa 3 ô, rừng mặn phèn 2 ô và cuối cùng là rừng trồng chu kỳ dài 1 ô; (3) Trong kiểu rừng gỗ LRTX, kiểu trạng thái rừng giàu có số lượng ô nhiều nhất (27 ô), tiếp đến là trạng thái rừng phục hồi 18 ô, rừng trung bình 14 ô, rừng hỗn giao gỗ nứa 11 ô và rừng nghèo 8 ô. Kiểu rừng gỗ lá rộng rụng lá do phân bố tương đối hẹp ở các vùng Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nên có số lượng ô được bố trí ít hơn và các ô bố trí trong các trạng thái rừng của kiểu rừng này cũng thiếu hoặc phân bố không đều (vùng Tây Nam bộ chỉ có 2 ô rừng nghèo các trạng thái khác không được bố trí ô nào,...).

Phương pháp bố trí ÔĐV: Các ÔĐV được bố trí theo phương pháp điển hình. Nguyên tắc xác lập như sau: Căn cứ số ô dự kiến cần lập cho từng vùng sinh thái, đối chiếu với hệ thống ô sơ cấp (ÔSC) của Chương trình đã có (Hệ thống ÔSC bố trí theo lưới ô vuông 5,6 x 5,6 km) để chọn và xác định vị trí lập ÔĐV. Trường hợp nếu chọn trên toàn bộ hệ thống ÔSC mà vẫn chưa đủ số ÔĐV cho từng vùng, cần tiến hành thiết kế bổ sung theo phương pháp chọn điển hình.

Nội dung chính trong điều tra, theo dõi ÔĐV bao gồm:

(1) Đặc điểm, tính chất các nhân tố ngoại cảnh của rừng như khí hậu, thuỷ văn, địa hình, địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, điều kiện dân sinh KTXH khu rừng, các hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp.

(2) Tài nguyên thực vật rừng trong khu vực bao chứa ÔĐV.

(3) Biến động và khả năng phục hồi của hệ động vật rừng.

(4) Đặc điểm cấu trúc rừng, tổ thành loài cây và biến động của chúng.

(5) Tăng trưởng một số loài cây chủ yếu và tăng trưởng lâm phần của các trạng thái rừng.

(6) Tái sinh, phục hồi và diễn thế rừng tự nhiên.

(7) Tình hình vệ sinh rừng, sâu bệnh hại và các tác hại khác đối với rừng.

(8) Tác động ảnh hưởng qua lại giữa rừng và các nhân tố ngoại cảnh.

(9) Xác định nguyên nhân gây ra biến động về số lượng, chất lượng của từng kiểu rừng, sự chuyển hoá các kiểu sử dụng đất trong từng vùng và toàn quốc cũng như các hoạt động KTXH ảnh hưởng đến diện tích rừng hiện có.

Việc thực hiện điều tra, theo dõi ÔĐV tuân thủ Biện pháp kỹ thuật điều tra, theo dõi ÔĐV chu kỳ II, III và IV của Viện ĐTQHR. Việc kiểm tra giám sát tuân theo Biện pháp kỹ thuật kiểm tra đánh giá chất lượng ÔĐV của Viện ĐTQHR.

Bên cạnh “Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc” do Viện ĐTQHR thực hiện, từ năm 2004-2007, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thiết lập 64 ô tiêu chuẩn định vị có kích thước 1ha để nghiên cứu các đặc điểm lớp thảm thực vật và các đặc tính lâm học khác của một số hệ sinh thái rừng tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam. Do phạm vi, đối tượng và thời gian hạn chế, nên các nội dung nghiên cứu về động vật rừng, côn trùng và sâu bệnh hại, LSNG, đa dạng sinh học, trữ lượng các bon,…không được đề cập trong Đề tài này.

2. Những thành quả đạt được từ hệ thống ÔĐV

Qua 3 chu kỳ điều tra, theo dõi ÔĐV đã đạt được các thành quả như sau:

+ Đã tiến hành 273 lượt điều tra, thu thập số liệu ÔĐV tại hiện trường.

+ Đã tạo lập được cơ sở dữ liệu 100 ÔĐV xuyên suốt các chu kỳ (1996-2000, 2001-2005 và 2006-2010).

+ Ở cuối mỗi chu kỳ điều tra, đã sử dụng bộ số liệu ÔĐV để: (1) Tính các chỉ tiêu bình quân cho các trạng thái rừng (D, H, M); (2) Tính các đặc điểm cấu trúc mật độ, tổ thành rừng, các mô hình phân bố (N/D, N/H) và các hàm tương quan (D/H, Dt/D1.3); (3) Tính các chỉ tiêu tăng trưởng cho một số loài cây và nhóm loài cây chủ yếu, tăng trưởng lâm phần cho các trạng thái rừng; (4) Xây dựng báo cáo các chuyên đề về cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, động vật rừng, xu hướng diễn thế rừng dưới tác động của các nhân tố KTXH,… làm cơ sở cho các cấp, ngành lập kế hoạch quản lý rừng bền vững.

+ Bộ số liệu ÔĐV là nguồn tài liệu cơ bản, được sử dụng rộng rãi để đánh giá TNR của Việt Nam trong Chương trình đánh giá TNR toàn cầu của FAO; các nhà nghiên cứu tại các viện, trường, các sinh viên cao học, nghiên cứu sinh  đã sử dụng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

3. Những tồn tại trong điều tra, theo dõi hệ thống ÔĐV

Hệ thống ÔĐV hiện tại vẫn còn những tồn tại sau:

+ Chất lượng số liệu chưa cao. Qua phân tích số liệu của các chu kỳ trước cho thấy có khoảng 10% số cây có tăng trưởng không đúng quy luật (âm, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng quá lớn), khoảng 30% có tên khác nhau giữa chu kỳ III và IV, một loài cây có nhiều tên khác nhau,... Các nguyên nhân chính bao gồm: (1) Quy định điều tra, thu thập số liệu ÔĐV vẫn còn những điểm chưa chặt chẽ dẫn đến số liệu không đồng nhất về điều kiện, ví dụ: vị trí kẹp đo đường kính, đo chiều cao cây gỗ, cách giám sát tên loài cây chưa được quy định cụ thể trong Biện pháp kỹ thuật; (2) Chưa xây dựng được một bộ mã chuẩn tên các loài cây; (3) Chưa xây dựng được một phần mềm kiểm soát các sai sót khi nhập dữ liệu đầu vào và phần mềm xử lý số liệu ÔĐV; (4) Trình độ của các cán bộ điều tra hiện trường chưa được chuẩn hóa; (5) Các dụng cụ dùng để đo đạc có độ chính xác thấp.

+ Do lịch sử khách quan, trình độ khoa học công nghệ lúc bắt đầu thiết kế còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó do quan niệm về xử lý thông tin còn đơn giản cho nên chưa xây dựng được quy trình công nghệ xử lý thông tin hoàn chỉnh và khép kín. Ví dụ như để tính tăng trưởng lâm phần thì cần thiết phải tính được trữ lượng lâm phần của các thời kỳ. Có nhiều phương pháp (phương trình, biểu thể tích) khác nhau để tích trữ lượng. Vì vậy, cần phải quy định một phương pháp chuẩn để cho quá trình tính toán được nhất quán.

+ Các chỉ tiêu theo dõi còn chưa đầy đủ: Do mục tiêu ban đầu khi thiết kế hệ thống ÔĐV tập trung vào theo dõi diễn biến về tăng trưởng và cấu trúc rừng nên các chỉ tiêu để theo dõi sinh thái và đa dạng sinh học vẫn chưa được thu thập đầy đủ. Các chỉ tiêu theo dõi liên quan đến đa dạng thực vật, côn trùng, lâm sản ngoài gỗ (LSNG), sinh khối rừng và trữ lượng các bon trong các bể chứa sinh khối cây sống, cây chết, gốc chặt, các bon trong rác, trong đất... chưa được điều tra, theo dõi.

+ Số lượng ÔĐV và thiết kế hệ thống ô chưa hợp lý. Một số trạng thái rừng và vùng sinh thái chưa có đủ số ô cần thiết (ví dụ như rừng ngập mặn-phèn, rừng rụng lá, rừng tre nứa,...) nên độ tin cậy của kết quả tính toán không cao. Một số ô bố trí chưa đúng đối tượng rừng, ở vào những vị trí dễ bị mất rừng. Do kế thừa phương pháp bố trí ô đo đếm của hệ thống ÔSC nên bố trí các ô nghiên cứu trong mỗi ÔĐV chưa thật sự hợp lý. Tất cả các ô nghiên cứu trong cùng một trạng thái của một ÔĐV quá gần nhau nên không có sự khác biệt lớn về mặt địa lý và sinh thái.

+ Kinh phí mua sắm trang thiết bị hạn hẹp, trong khi nội dung điều tra thu thập phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao nhưng trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn như: máy định vị GPS không đủ và lạc hậu, chủ yếu sử dụng các dụng cụ kỹ thuật của thập kỷ 80, 90 thế kỷ trước cho việc đo cao, đo đường kính, đo khoảng cách,…vì vậy chất lượng tài liệu thu thập ngoại nghiệp chưa cao.

Từ những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết phải tiến hành rà soát hoàn thiện hệ thống ÔĐV cả về số lượng, nội dung, các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp tiến hành, sản phẩm đầu ra; các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đảm bảo độ chính xác của số liệu; và các hoạt động hỗ trợ trong quản lý, tuyên truyền quảng bá hệ thống. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu vừa theo dõi nghiên cứu hệ sinh thái rừng vừa tính toán, đánh giá được trữ lượng của các trạng thái rừng của từng vùng cụ thể theo chiến lược bảo vệ tài nguyên, chống biến đổi khí hậu của cả nước.

 

PHẦN II -  CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cở sở pháp lý

- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004.

- Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

- Quyết định số 446/TTg ngày 21/06/1997 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc thời kỳ 2006-2010.

- Quyết định số 10/2002/QĐ-TTg ngày 14/01/2002 của Thủ tướng về việc phê duyệt kết quả Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc thời kỳ 1996-2000 và triển khai thực hiện tiếp tục Chương trình thời kỳ 2001-2005.

- Quyết định số 258/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR giai đoạn 2006-2010 (Chu kỳ IV).

- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định số 04/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quyết định số 276/QĐ-TCLN ngày 19/06/2010 của Tổng cục Lâm nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Điều tra Quy hoạch rừng trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp.

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng về việc Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011–2020.

- Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng về chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

2. Cơ sở khoa học và thực tiễn

- Hệ thống ÔĐV được thiết lập trên các kiểu trạng thái rừng chủ yếu đủ để đánh giá biến động về sinh thái, TNR trên cả nước. Hệ thống ÔĐV là hệ thống ô tiêu chuẩn cố định được theo dõi định kỳ, theo các vùng sinh thái. Các nội dung và phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu được tiến hành có cơ sở khoa học, đảm bảo các thông tin về sinh thái rừng, môi trường, đa dạng sinh học, các bon rừng,... đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu thông tin hiện nay của xã hội và quản lý ngành.

- Với hệ thống ÔĐV, đã tiến hành thu thập các chỉ tiêu như đường kính, chiều cao, vị trí cây cá thể; điều tra tái sinh cây gỗ trên các ô dạng bản; thu thập thông tin về côn trùng, lập địa, LSNG,... Công tác điều tra, theo dõi được tiến hành 5 năm một lần và đến nay đã thu thập được số liệu ÔĐV của 3 chu kỳ. Đây là những thông tin có giá trị cần được lưu trữ và sử dụng lâu dài phục vụ cho việc đưa ra các giải pháp lâm sinh thích hợp để góp phần vào quản lý rừng bền vững.

- Trong dự án Tổng Điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2011-2015, một hệ thống ô tiêu chuẩn tạm thời đã được thiết lập để đo đếm trữ lượng rừng tại thời điểm kiểm kê do vậy không phục vụ cho mục tiêu theo dõi lâu dài. Chính vì vậy, cần phải có sự điều tra lại các ÔĐV cho giai đoạn này và các chu kỳ tới, nhằm mục đích theo dõi xuyên suốt và lâu dài. Việc kế thừa các thành quả đã được thu thập từ các ÔĐV của 3 chu kỳ qua sẽ là cơ sở đánh giá những thay đổi đặc trưng của rừng theo thời gian. Điều này cũng phù hợp với xu thế nghiên cứu trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên toàn thế giới, do kế thừa những thành quả trước đây sẽ tiết kiệm được thời gian theo dõi lâu dài.

- Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ sinh thái tự nhiên trong đó có hệ sinh thái có giá trị nhất là hệ sinh thái rừng, phát sinh những nhu cầu mới về thông tin phục vụ cho việc theo dõi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng. Vì vậy, cần thu thập thêm các chỉ tiêu mới nhằm theo dõi thường xuyên những biến động của hệ sinh thái rừng nhiệt đới tự nhiên dưới sự tác động của các điều kiện tự nhiên và xã hội. Với mục đích như vậy việc xây dựng và thực hiện Đề án “Theo dõi Ô định vị nghiên cứu sinh thái giai đoạn 2013-2020” là rất cần thiết.

PHẦN III – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1.1. Mục tiêu tổng quát

Theo dõi ÔĐV nhằm nghiên cứu về bản chất và các quy luật phát triển, diễn biến chất lượng của quần thể cây rừng cũng như từng cá thể cây rừng trong các mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa rừng với các nhân tố ngoại cảnh nhằm tìm ra những căn cứ khoa học xác đáng phục vụ cho các hoạt động sử dụng bền vững TNR, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng xã hội cũng như các mặt của công tác quản lý của Nhà nước.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Theo dõi các chỉ tiêu sinh thái trong ÔĐV bao gồm:

(1) Theo dõi diến biến hiện trạng rừng.

(2) Theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm lâm học của rừng.

(3) Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây rừng và lâm phần.

(4) Theo dõi các chỉ tiêu côn trùng rừng.

(5) Theo dõi các chỉ tiêu đặc trưng sinh thái khác của rừng, bao gồm: Đặc điểm lập địa; Tầng thảm mục; Các chỉ số đa dạng sinh học; và Trữ lượng các bon của rừng.

(6) Quản lý và sử dụng dữ liệu hệ thống ÔĐV

2. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

2.1. Rà soát hoàn thiện Biện pháp kỹ thuật Theo dõi ÔĐV

- Xây dựng được một Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập số liệu thống nhất, có cơ sở khoa học, đảm bảo các chỉ tiêu thu thập chính xác. Rà soát và hoàn thiện Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập số liệu ÔĐV bao gồm bổ sung một số nội dung điều tra mới, thiết kế lại các mẫu bảng biểu và rà soát lại Quy định nội dung và phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng tài liệu ÔĐV phù hợp với Biện pháp kỹ thuật đã chỉnh sửa. Hiện nay trên thế giới cũng đang rất quan tâm đến vấn đề REDD+. Vì vậy, các chỉ số hỗ trợ việc theo dõi biến động trữ lượng các bon trong các bể chứa chính của rừng cũng cần phải được đưa vào thu thập. Ngoài ra, các chỉ tiêu liên quan đến sinh thái và đa dạng sinh học trong hệ thống ÔĐV cũ vẫn còn chưa đầy đủ. Hệ thống ÔĐV cần phải được cải tiến để bổ sung thêm các chỉ tiêu cần thu thập để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghiên cứu sinh thái và quan trắc đa dạng sinh học.

- Xây dựng mới Biện pháp kỹ thuật xử lý số liệu ÔĐV. Việc tính toán xử lý số liệu ÔĐV cần nhất quán về phương pháp và thời gian. Hiện nay vẫn chưa có văn bản chính thức nào hướng dẫn cách tính toán xử lý số liệu ÔĐV vì vậy cần phải sớm xây dựng và ban hành một Biện pháp kỹ thuật xử lý số liệu ÔĐV. Các nội dung tính toán bao gồm: (1) Các chỉ tiêu bình quân (D, H, M); (2) Các chỉ tiêu đặc điểm lâm học (đặc điểm cấu trúc, tái sinh rừng); (3) Các chỉ tiêu tăng trưởng một số loài, nhóm loài chủ yếu; các chỉ tiêu tăng trưởng lâm phần; (4) Các chỉ tiêu đặc điểm đất rừng (độ dày tầng đất, độ ẩm đất, khả năng giữ nước); (5) Các chỉ số đa dạng thực vật cây gỗ, côn trùng (Bướm ngày, côn trùng đất, côn trùng trong thảm mục); (6) Các chỉ tiêu LSNG; (7) Các chỉ tiêu tăng trưởng trữ lượng các bon của các loại bể chứa (5 bể).   

2.2. Đào tạo, tập huấn

Một nguyên nhân khiến chất lượng tài liệu ÔĐV của các chu kỳ chưa được cao là do trình độ của các cán bộ tham gia điều tra, theo dõi hiện trường hạn chế về năng lực chuyên môn. Vì vậy, trong giai đoạn tới cần phải:

- Tuyển chọn một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để thực hiện điều tra thu thập số liệu ÔĐV;

- Tổ chức các lớp tập huấn thống nhất các Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập và xử lý số liệu, quản lý cơ sở dữ liệu ÔĐV; nâng cao trình độ chuyên môn về lâm học, thực vật rừng, LSNG, đất rừng, côn trùng rừng, sinh khối rừng và trữ lượng các bon,...

2.3. Bổ sung và thiết kế hệ thống ÔĐV

a) Bổ sung số lượng ÔĐV

Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc trải qua 4 chu kỳ (1991-2010) có 100 ÔĐV được Theo dõi, trong khi đó các ô nghiên cứu trong mỗi ÔĐV (3 ô) trên cùng một trạng thái rừng rất gần nhau, nên chưa đủ dung lượng mẫu cho các kiểu trạng thái rừng và phân bố không đồng đều theo các vùng sinh thái. Đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả nghiên cứu dựa vào tài liệu thu thập ÔĐV như: cấu trúc rừng (đặc biệt là các tương quan), tăng tưởng rừng, tái sinh rừng, đa dạng sinh học,… chưa phản ảnh được hết đặc điểm và quy luật tự nhiên của các hệ sinh thái rừng theo các vùng sinh thái. Dẫn đến kết quả tính toán về: Trữ lượng bình quân/ha cho các trạng thái rừng, các chỉ tiêu lâm học, tăng trưởng, các phân bố, tương quan, tái sinh rừng,... trong các chu kỳ cho kết quả tính toán có độ tin cậy chưa cao.

Vì vậy, việc thiết kế bổ sung thêm số lượng ÔĐV nhằm nghiên cứu đầy đủ, toàn diện TNR Việt Nam, đồng thời đảm bảo độ tin cậy các kết quả nghiên cứu là yêu cầu rất cần thiết.

Cơ sở bổ sung 160 ÔĐV:

- Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau nằm trên các vùng sinh thái khác nhau, việc nghiên cứu và nắm vững đặc điểm các hệ sinh thái rừng là cơ sở khoa học để quản lý rừng bền vững, cũng như xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, việc bổ sung và thiết kế hệ thống ÔĐV để Theo dõi được căn cứ vào diện tích và phân bố của các hệ sinh thái rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng có chu kỳ dài trên 50 năm), hệ thống ô được tính toán và bố trí theo các nhóm hệ sinh thái rừng chủ yếu sau:

Nhóm 1: hệ sinh thái rừng LRTX và nửa rụng lá, hệ sinh thái rừng thường xanh trên núi đá vôi.

Nhóm 2: hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu (rừng khộp).

Nhóm 3: chỉ hệ sinh thái rừng tre nứa.

Nhóm 4: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng ngập phèn.

Nhóm 5: hệ sinh thái rừng lá kim và hệ sinh thái rừng trồng.

Nhóm 6: hệ sinh thái cây bụi, trảng cỏ.

Trong mỗi hệ sinh thái rừng có các kiểu trạng thái rừng: giàu, trung bình, nghèo, phục hồi để bố trí ÔĐV. Nguyên tắc tính số lượng ÔĐV cho mỗi vùng sinh thái dựa vào diện tích hệ sinh thái rừng hiện có. Hệ sinh thái rừng có diện tích lớn sẽ được bố trí nhiều ô theo định mức diện tích. Mỗi trạng thái rừng trong một hệ sinh thái của mỗi vùng tối thiểu phải có từ 2-3 ÔĐV được thiết lập để Theo dõi các chỉ tiêu.

- Với 100 ÔĐV được Theo dõi ở các chu kỳ II, III và IV là chưa đủ dung lượng mẫu nghiên cứu đối với các hệ sinh thái rừng, mặt khác hệ thống ÔĐV được bố trí chưa đồng đều theo nhóm các hệ sinh thái rừng hiện có trên phạm vi toàn quốc.

- Trong giai đoạn tới (2013-2020) các chỉ tiêu theo dõi về sinh thái đặc biệt được quan tâm và được bổ sung trong các nội dung nghiên cứu và Theo dõi ÔĐV (đa dạng sinh học, LSNG, đặc điểm lập địa, tầng thảm mục, côn trùng rừng, trữ lượng các bon cho thực hiện REDD+,... Vì vậy, các chỉ số hỗ trợ việc theo dõi biến động trữ lượng các bon trong các bể chứa chính của rừng cũng cần phải được đưa vào thu thập trong chu kỳ điều tra tới. Ngoài ra, các tham số liên quan đến sinh thái và đa dạng sinh học trong hệ thống ÔĐV cũ vẫn còn chưa đầy đủ. Hệ thống ÔĐV cần phải được cải tiến để bổ sung thêm các chỉ số cần thu thập để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nghiên cứu sinh thái và quan trắc đa dạng sinh học.

- Trong các chu kỳ trước 100 ô được bố trí trên 6 nhóm hệ sinh thái (11 kiểu trạng thái rừng), tại 8 vùng sinh thái. Như vậy, có vùng chỉ có 3 đến 4 ô, có kiểu trạng thái rừng chỉ có 2 đến 3 ô, số lượng ÔĐV cho mỗi kiểu rừng, mỗi vùng sinh thái như vậy là quá ít không đủ dung lượng mẫu cần thiết để tính toán các chỉ tiêu chung cho trạng thái, kiểu rừng, hệ sinh thái rừng của mỗi vùng. Một số hệ sinh thái rừng ngập mặn, ngập phèn, rừng tre nứa, rừng rụng lá (rừng khộp), rừng trồng có chu kỳ dài trên 50 năm, đất có cây bụi, cây gỗ rải rác (loại Ic),... chưa có ô hoặc có số lượng ô Theo dõi chưa đủ dung lượng mẫu. Để đảm bảo kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh thái rừng có độ tin cậy cao và toàn diện trên các hệ sinh thái rừng của nước ta thì số lượng ÔĐV tối thiểu cần thiết được Theo dõi cho mỗi kiểu trạng thái rừng như sau:

+ Đối với hệ sinh thái rừng LRTX và nửa rụng lá đây là các hệ sinh thái chủ yếu có diện tích lớn nhất và phân bố trên phạm vi toàn quốc sẽ bố trí bình quân 30 ô/1 kiểu trạng thái rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo và phục hồi).

+ Nhóm hệ sinh thái rừng có diện tích không lớn và phân bố trên phạm vi hẹp là 15 ô/1 hệ sinh thái rừng (rừng tre nứa; rừng ngập mặn – phèn) hoặc 15 ô/1 kiểu trạng thái rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo và phục hồi của hệ sinh thái rừng rừng rụng lá (rừng khộp)).

+ Đất cây bụi, cây gỗ rải rác (loại Ic) cũng cần lập ô Theo dõi diễn thế của rừng. Số ô cần Theo dõi là 15 ô/ toàn quốc

+ Riêng đối với nhóm hệ sinh thái rừng lá kim và rừng trồng được giữ nguyên số lượng ô đã được điều tra ở các chu kỳ trước. Lý do rừng lá kim tự nhiên có diện tích không lớn và phân bố chủ yếu ở Lâm Đồng và Kon Tum. Diện tích rừng trồng thường xuyên biến động do khai thác hàng năm và thường bị tác động nhiều nên chỉ tập trung nghiên cứu một số loài cây trồng chính, trong đó tập trung vào rừng cây lá kim. 

Như vậy, số ÔĐV cần bổ sung thêm là 160 ô và tổng số ÔĐV cần Theo dõi là 260 ô. Tuy nhiên, vì giai đoạn 2011-2015 chỉ còn ba năm là đến thời hạn tổng kết chu kỳ. Do vậy, số ô bổ sung thêm chỉ được bắt đầu triển khai thực hiện từ chu kỳ sau (2016-2020). Phân bố số ÔĐV trong Đề án theo vùng sinh thái và nhóm hệ sinh thái rừng được trình bày trong Bảng 2 và Hình 1.

 


Bảng 21: Phân bố ÔĐV theo vùng sinh thái và nhóm hệ sinh thái rừng vinh

TT

Vùng sinh thái

Tổng

cộng

Rừng lá rộng thường xanh

và nửa rụng lá

Tre

nứa

Rừng rụng lá

Rừng

Mặn-

Phèn

Đất 

cây bụi

xen

gỗ(IC)

Rừng

lá kim &

Rừng

trồng

Cộng

Giàu

Trung

bình

Nghèo

Phục

hồi

Hỗn

giao

Cộng

Giàu

Trung

bình

Nghèo

Phục

hồi

 

Tổng số ÔĐV được thiết kế

260

165

30

30

30

30

30

15

60

15

15

15

15

15

15

5

1

Đông Bắc

34

27

3

5

5

5

6

3

 

 

 

 

 

3

3

1

2

Tây Bắc

29

23

3

5

5

4

6

3

 

 

 

 

 

 

3

 

3

Bắc Trung bộ

38

32

12

5

5

4

6

3

 

 

 

 

 

 

3

 

4

Nam Trung bộ

34

21

2

4

5

5

5

2

9

2

2

2

3

 

2

 

5

Tây Nguyên

81

23

6

4

4

5

4

2

50

13

13

13

11

 

2

4

6

Đông nam bộ

23

18

2

4

4

5

3

2

1

 

 

 

1

 

2

 

7

Đồng bằng sông Cửu Long

10

10

 

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

8

Đồng bằng sông Hồng

11

11

2

2

1

1

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Tổng số ÔĐV chu kỳ trước (1991-2010)

100

80

27

14

8

18

11

3

12

3

6

2

1

2

 

5

1

Đông Bắc

16

14

1

3

1

3

6

1

 

 

 

 

 

 

 

1

2

Tây Bắc

13

13

2

5

2

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Bắc Trung bộ

23

19

12

 

3

4

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nam Trung bộ

8

6

2

2

1

1

 

 

2

 

 

2

 

 

 

 

5

Tây Nguyên

23

9

6

1

 

1

1

1

9

3

6

 

 

 

 

4

6

Đông nam bộ

10

8

2

2

1

3

 

1

1

 

 

 

1

 

 

 

7

Đồng bằng sông Cửu Long

4

4

 

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

8

Đồng bằng sông Hồng

3

3

2

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II 

Tổng số ÔĐV thiết kế bổ sung thêm

160

85

3

16

22

12

19

12

48

12

9

13

14

13

15

0

1

Đông Bắc

18

13

2

2

4

2

 

2

 

 

 

 

 

3

3

 

2

Tây Bắc

16

10

1

 

3

 

6

3

 

 

 

 

 

 

3

 

3

Bắc Trung bộ

15

9

 

5

2

 

2

3

 

 

 

 

 

 

3

 

4

Nam Trung bộ

26

15

 

2

4

4

5

2

7

2

2

 

3

 

2

 

5

Tây Nguyên

58

14

 

3

4

4

3

1

41

10

7

13

11

 

2

 

6

Đông nam bộ

13

10

 

2

3

2

3

1

 

 

 

 

 

 

2

 

7

Đồng bằng sông Cửu Long

6

6

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

8

Đồng bằng sông Hồng

8

8

 

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 


b) Kế hoạch Theo dõi ÔĐV

- Giai đoạn 2013-2015: Tiếp tục Theo dõi 100 ÔĐV đã có của chu kỳ trước (2006-2010). Trong đó, năm 2013 bắt đầu Theo dõi 30 ô; Năm 2014 Theo dõi 65 ô, trong đó có 35 ô Theo dõi năm đầu và 30 ô Theo dõi năm sau; Năm 2015 Theo dõi 100 ô, trong đó có 35 Theo dõi năm đầu và 65 ô Theo dõi năm sau.

- Giai đoạn 2016-2020: Sẽ tiếp tục Theo 100 ÔĐV đã thực hiện trong các năm 2013-2015 và 160 bổ sung mới theo cách làm như trên. Các ÔĐV mới sẽ được kế thừa Hồ sơ thiết kế của hệ thống ÔSC của chu kỳ IV (2006-2010). Ưu tiên những ÔSC đã được bố trí trong các khu rừng đặc dụng và khu rừng phòng hộ đã thành lập Ban quản lý rừng. Kế hoạch theo dõi tại Phụ lục 2.

c) Thiết kế hệ thống ÔĐV và các ô nghiên cứu

- Sơ đồ thiết kế hệ thống ÔĐV. Hệ thống ÔĐV (260 ô) được thiết kế theo nguyên tắc:

+ Nằm trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đã có Ban quản lý.

+ Số lượng ÔĐV dự kiến bố trí theo vùng và hệ sinh thái rừng (tại Bảng 2).

+ Kế thừa Hồ sơ thiết kế ÔĐV của chu kỳ IV: Trên cơ sở rà soát lại các thông tin về vị trí, tọa độ, địa điểm, hiện trạng rừng của 100 ÔĐV đã có. Nếu một trong số các ÔĐV thuộc rừng sản xuất, hoặc rừng đã bị tác động mạnh (khai thác, chuyển đổi mục đích,...), thì vị trí ô được dịch chuyển đến khu rừng đặc dụng, phòng hộ gần nhất so với vị trí cũ.

+ Những ÔĐV được bổ sung mới (160 ô) được thiết kế vào vị trí ÔSC. Trường hợp vị trí ÔSC không thỏa mãn các điều kiện theo quy định thiết kế ÔĐV, vị trí ô sẽ được dịch chuyển đến khu rừng đặc dụng, phòng hộ gần nhất so với vị trí ÔSC. Sơ đồ thiết kế ÔĐV tại Hình 1.

- Diện tích Theo dõi ÔĐV: 100ha.

- Thiết kế ô nghiên cứu: Mỗi ÔĐV thiết kế 3 ô nghiên cứu có diện tích 1ha/ô trên 3 trạng thái rừng khác nhau. Trong trường hợp ÔĐV có trên 3 trạng thái rừng thì thiết kế các ô nghiên cứu ở 3 trạng thái rừng có diện tích lớn nhất. Trường hợp có 2 trạng thái rừng thì thiết kế 2 ô nghiên cứu ở trạng thái rừng có diện tích lớn nhất và 1 ô nghiên cứu ở trạng thái rừng có diện tích lớn thứ hai. Trường hợp chỉ có 1 trạng thái rừng thì bố trí cả 3 ô nghiên cứu trên cùng trạng thái rừng. Các ô nghiên cứu phải được bố trí cách nhau tối thiểu 200m.

Các ÔĐV của chu kỳ trước (100 ô), được tiến hành rà soát lại để thiết kế các ô nghiên cứu theo nguyên tắc nêu trên và có sự kế thừa tối đa các ô nghiên cứu đã có trước đây. Sơ đồ thiết kế ô nghiên cứu tại Hình 2.

 

Hình 2. Sơ đồ thiết kế ô nghiên cứu

2.4. Nội dung, chỉ tiêu và chu kỳ Theo dõi ÔĐV

Nội dung và thời gian Theo dõi các chỉ tiêu trong ÔĐV bao gồm:

2.4.1. Lập Hồ sơ ÔĐV

Được tiến hành năm đầu Theo dõi ÔĐV:

- Thiết lập ÔĐV diện tích 100 ha

- Thiết lập ô nghiên cứu diện tích 1ha (3 ô /ÔĐV).

2.4.2. Theo dõi diến biến rừng 2 năm/lần

- Thu thập ảnh vệ tinh có độ phân giải cao (2.5 x 2.5m)

- Giải đoán ảnh vệ tinh 2 năm/lần đánh giá diễn biến diện tích các trạng thái rừng trong ÔĐV

- Xác định diễn biến rừng trong ÔĐV 100 ha.

2.4.3. Theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm lâm học của rừng 5 năm/lần

- Tầng cây gỗ:

+ Xác định vị trí gốc cây

+ Điều tra đường kính (D1.3)

+ Điều tra chiều cao (Hvn)

+ Xác định tên loài cây gỗ

+ Xác định chất lượng cây rừng

- Tre nứa:

+ Điều tra đường kính (D1.3)

+ Điều tra chiều cao (Hvn)

+ Tăng trưởng D, H và M cây rừng và lâm phần

- Tầng cây tái sinh

+ Xác lập ô dạng bản

+ Đo chiều cao vút ngọn (Hvn)

+ Xác định thành phần loài cây tái sinh

+ Mật độ cây tái sinh

+ Nguồn gốc cây tái sinh

+ Chất lượng cây tái sinh

+ Mối quan hệ tâng cây gỗ và tầng cây tái sinh

- LSNG: xác định mật độ, thành phần loài và diễn biến LSNG.

2.4.4. Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây rừng và lâm phần 5 năm/lần

- Tăng trưởng của một số loài cây chủ yếu

- Tăng trưởng của nhóm loài cây chủ yếu

- Tăng trưởng lâm phần của các trạng thái rừng.

2.4.5. Theo dõi các chỉ tiêu côn trùng rừng 1 năm/lần

- Xác định mật độ, thành phần loài và diễn biến các loài bướm ngày

- Xác định mật độ, thành phần loài và diễn biến các loài côn trùng đất (kiến, mối, dế).

2.4.6. Theo dõi các đặc trưng sinh thái khác của rừng 5 năm/lần

- Xác định các đặc điểm lập địa trong ÔĐV:

+ Độ dày tầng đất

+ Độ ẩm đất

+ Khả năng giữ nước của đất

- Điều tra tầng thảm mục rừng:

+ Độ dày tầng thảm mục

+ Côn trùng đất.

- Xác định trữ lượng các bon của các trạng thái rừng 5 năm/lần

+ Trữ lượng các bon trong cây gỗ, cau dừa, tre nứa

+ Trữ lượng các bon trong cây tái sinh

+ Trữ lượng các bon trong cây bụi, thảm tươi

+ Trữ lượng các bon trong cây chết, gốc chặt

+ Trữ lượng các bon trong thảm mục

+ Trữ lượng các bọn dưới mặt đất.

- Xác định các chỉ số đa dạng sinh học 5 năm/lần

+ Các chỉ số đa dạng côn trùng rừng

+ Các chỉ số đa dạng sinh học thực vật cây gỗ.

(Tóm tắt các nội dung, chỉ tiêu và chu kỳ Theo dõi tại Phụ lục 3)

2.5. Nhập, xử lý và quản lý dữ liệu ÔĐV

a) Nhập và quản lý dữ liệu

Nâng cấp phần mềm nhập, quản lý dữ liệu và xử lý dữ liệu ÔĐV: Trong các chu kỳ trước, dữ liệu được nhập vào bằng phần mềm Foxbro nên gây ra rất nhiều sai sót trong việc nhập dữ liệu. Điều này tạo ra những cây dị thường về mặt hình dạng, cây có tăng trưởng âm, cây có tên khác nhau giữa 2 chu kỳ, một loài cây có nhiều tên,… làm ảnh hưởng đến độ tin cậy của tính toán. Để giảm bớt những sai sót này, cần thiết phải xây dựng một phần mềm nhập dữ liệu có thể kiểm soát được các lỗi kể trên.

b) Xử lý dữ liệu

Chương trình phần mềm cũng cho phép tự động tính toán xử lý dữ liệu tuân theo Biện pháp kỹ thuật xử lý số liệu ÔĐV được Viện ĐTQHR xây dựng và ban hành.

2.6. Xây dựng bản đồ và báo cáo  

Thực hiện xây dựng các loại bản đồ và báo cáo Theo dõi ÔĐV bao gồm:

- Bản đồ và báo cáo kết quả Theo dõi ÔĐV hàng năm và 5 năm:

(1) Bản đồ hiện trạng rừng ÔĐV tỷ lệ 1/1000 (năm đầu)

(2) Bản đồ diễn biến rừng ÔĐV tỷ lệ 1/1000 (2 năm/lần)

(3) Báo cáo kết quả Theo dõi ÔĐV hàng năm

(4) Báo cáo kết quả Theo dõi ÔĐV 5 năm/lần (chu kỳ 5 năm).

- Báo cáo các chuyên đề (5 năm/lần):

(1) Báo cáo Theo dõi diến biến rừng

(2) Báo cáo Theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm lâm học của rừng

(3) Báo cáo Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng cây rừng và lâm phần

(4) Báo cáo Theo dõi các chỉ tiêu côn trùng rừng (bướm ngày và côn trùng đất)

(5) Báo cáo Theo dõi các đặc trưng sinh thái khác của rừng (đặc điểm lập địa, tầng thảm mục rừng, đa dạng sinh vật và trữ lượng các bon rừng).

2.7. Quản lý và thực hiện các hoạt động tuyên truyền quảng bá ÔĐV

Hệ thống ÔĐV phải được quản lý và bảo vệ theo một quy chế quản lý riêng được Tổng cục Lâm nghiệp ban hành nhằm thống nhất quản lý hệ thống Hồ sơ, dữ liệu theo hệ thống phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hệ thống ÔĐV cũng được bảo vệ nghiêm ngặt tại hiện trường bởi các đơn vị Kiểm lâm trên phạm vi cả nước.

Để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hệ thống ÔĐV quốc gia, hàng năm cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích và kết quả của việc nghiên cứu, theo dõi hệ thống ÔĐV quốc gia. Định kỳ 5 năm xây dựng phim tư liệu phản ánh diễn biến chất lượng rừng và giới thiệu các hoạt động chính của Đề án.

3. PHƯƠNG PHÁP

3.1. Phương pháp rà soát hoàn thiện Biện pháp kỹ thuật Theo dõi ÔĐV

- Thành lập các nhóm chuyên gia để rà soát và sửa đổi Biện pháp kỹ thuật. Rà soát theo nội dung và phương pháp điều tra thu thập, xử lý tính toán của từng nội dung. Loại bỏ những nội dung chưa thực sự cần thiết, những phương pháp ít khả thi, bổ sung mới những nội dung cần thiết, những phương pháp mới phù hợp với thực tế và tiến bộ kỹ thuật.

- Tổng hợp những bất cập trong quá trình điều tra thu thập và xử lý của các chu kỳ trước. Qua đó bổ sung những lỗ hổng về phương pháp.

- Nghiên cứu các phương pháp, các chỉ tiêu điều tra, tính toán trữ lượng các bon trên thế giới và trong nước. Qua đó đưa ra nội dung và phương pháp điều tra, thu thập và tính toán phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay.

- Một mặt tập hợp các thông tin, tư liệu liên quan đến điều tra trên ô tiêu chuẩn cố định của các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến trên thế giới, phối hợp với các Dự án lâm nghiệp như NFA, JICA,.. tranh thủ ý kiến các chuyên gia trong nước và quốc tế để hoàn thiện Biện pháp kỹ thuật.

3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ÔĐV

3.2.1. Phương pháp thiết lập ÔĐV ngoài hiện trường

a. Xác định tâm ÔĐV

Sử dụng máy định vị GPS, đường dẫn để xác định tâm ÔĐV theo thiết kế (trường hợp ÔĐV cũ tìm lại tâm ô đã có).

b. Công khai địa chỉ ÔĐV

- Lập bảng  thông báo các thông tin cần thiết về ÔĐV (số hiệu ô, tọa độ, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh,...).

- Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm thông báo vị trí ÔĐV cho các Sở/ban ngành địa phương để các đơn vị kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ.

c. Thiết lập ÔĐV

- Diện tích ÔĐV: 100 ha

- Hình dạng ÔĐV: Hình vuông

- Kích thước ÔĐV: 1000 m x 1000 m

- Ranh giới ÔĐV được đo đạc và xác định bằng hệ thống cột mốc

- Hệ thống mốc ÔĐV:

+ Mốc tâm ÔĐV (1 mốc)

+ Mốc ranh giới ÔĐV (16 mốc)

+ Mốc ranh giới ÔNC (12 mốc)

+ Mốc ranh giới ÔĐĐ (96 mốc).

3.2.2. Phương pháp xây dựng bản đồ ÔĐV (bản đồ hiện trạng rừng ÔĐV, tỷ lệ 1/1000 và bản đồ diễn biến rừng 2 năm một lần, tỷ lệ 1/1000).

- Sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải 2,5m x 2,5m.

- Giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng theo phương pháp tự động dưới sự hỗ trợ của các phần mềm giải đoán ảnh.

+  Điều tra bổ sung thực địa, biên tập và hoàn thiện bản đồ hiện trạng ÔĐV, tỷ lệ 1/1000 (nền địa hình VN 2000).

* Trường hợp đặc biệt không có ảnh vệ tinh:

- Sử dụng phương pháp khoanh lô trên tuyến kết hợp máy định vị GPS để định vị (tuyến thiết kế cách nhau 250 mét).

3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thực vật rừng

Điều tra thu thập số liệu thực vật rừng trên ÔĐV được thực hiện trên các ô nghiên cứu đại diện cho các trạng thái rừng trong ÔĐV. Các số liệu điều tra thu thập sẽ được xử lý, tính toán các chỉ tiêu đặc điểm lâm học, tái sinh rừng, cây bụi, thảm tươi,  tăng trưởng rừng cũng như các chỉ tiêu đa dạng thực vật rừng trong ÔĐV. Kỹ thuật điều tra thu thập số liệu thực vật rừng trên các ô nghiên cứu được thực hiện theo Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập số liệu ÔĐV. Dưới đây là các phương pháp điều tra thu thập số liệu cụ thể cho từng đối tượng rừng.

a. Thu thập số liệu tầng cây gỗ

- Trên ô nghiên cứu tiến hành đo đếm toàn bộ số cây gỗ có D1.3 ≥ 6cm (rừng ngập mặn đo D1.34cm), xác định tên loài, phẩm chất cây, ghi số thứ tự đóng biển, xác định tọa độ gốc cây, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính (D1.3), chiều cao (Hvn, Hdc), đường kính tán (Dt) và vẽ phẫu đồ rừng.

- Để phục vụ cho việc tính toán các chỉ số đa dạng sinh hoc thực vật cây gỗ, ngoài việc xác định tên chính xác các loài phổ biến có thể nhận diện ngay tại hiện trường theo phương pháp thu thập mẫu ảnh, thành lập nhóm chuyên gia để định loại các loài. Những loài cây gỗ không có đủ hoa, quả để định loại thì phải đánh dấu, ghi nhận để chu kỳ đo sau tiếp tục thu mẫu đầy đủ.

- Áp dụng phương pháp đo lặp nhiều năm trên ÔĐV để tính các chỉ tiêu tăng trưởng cho một số loài cây chủ yếu, nhóm loài cây chủ yếu và tăng trưởng lâm phần các trạng thái rừng cho từng vùng sinh thái (mỗi cây trong ô được đánh số và đo đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn qua nhiều năm như trình bày ở trên).

Tổng số ô đo đếm tầng cây gỗ là 75 ô/1 ÔĐV, trong đó có 3 ô đo đếm được vẽ trắc đồ rừng (mỗi ô nghiên cứu vẽ 1 trắc đồ rừng).

b. Thu thập số liệu rừng tre nứa

Trên ô nghiên cứu (có rừng tre nứa mọc xen) tiến hành đo đếm tre nứa tại 3 ô điều tra theo phương pháp sau:

+ Tre nứa mọc tản: Đếm toàn bộ số cây trong ô.

+ Tre nứa mọc bụi: Chọn một bụi có số cây trung bình trong ô, đếm số cây trong bụi nhân với số bụi.

+ Xác định tên loài và phân theo tổ tuổi (non, trung bình, già).

+ Xác định đường kính, chiều cao bình quân của từng tổ tuổi, cân trọng lượng.

Tổng số ô đo đếm tre nứa là 9 ô/1 ÔĐV.

c. Thu thập số liệu rừng hỗn giao gỗ-tre nứa

- Cây gỗ thu thập số liệu giống tầng cây gỗ.

- Tre nứa thu thập số liệu giống rừng tre nứa.

d. Thu thập số liệu cây tái sinh

Số liệu cây tái sinh được thu thập trên ô dạng bản có diện tích 16m2 (4 x 4m) đối với rừng gỗ, diện tích 4 m2 (2 x 2m) đối với rừng ngập mặn. Ô dạng bản được bố trí tại trung tâm ô đo đếm. Số ô dạng bản là 13 ô/1 ô nghiên cứu và 39 ô dạng bản/1 ÔĐV. Điều tra toàn bộ cây tái sinh có trong ô dạng bản, xác định tên loài, đo chiều cao vút ngọn (Hvn), xác định nguồn gốc và đánh giá phẩm chất cây tái sinh.

e. Thu thập số liệu cây bụi, thảm tươi

Số liệu cây bụi, thảm tươi được thu thập trên ô dạng bản có diện tích 16m2 (4 x 4m) đối với rừng gỗ, diện tích 4 m2 (2 x 2m) đối với rừng ngập mặn. Ô dạng bản được bố trí tại trung tâm ô đo đếm. Số ô dạng bản là 3 ô/1 ô nghiên cứu và 9 ô dạng bản/1 ÔĐV.

+ Phương pháp đo đếm cây bụi: xác định tên loài cây bụi, đo chiều cao và đếm tổng số cây trong ô dạng bản.

+ Phương pháp đo đếm thảm tươi: Xác định tên loài thảm tươi, đo chiều cao trung bình, xác định độ nhiều của các loài thảm tươi theo tiêu chuẩn Đrude.

f. Lấy mẫu tiêu bản và chụp ảnh tư liệu

- Tại một ÔĐV thu thập 15 mẫu tiêu bản thực vật rừng của 5 loài cây gỗ khác nhau (3 mẫu/1 loài) ở trong hoặc gần ô. Các mẫu tiêu bản được xử lý, phơi sấy, giám định và gắn Eteket theo tiêu chuẩn quốc gia và được lưu trữ tại Bảo tàng TNR Việt Nam.

- Ảnh chụp tư liệu: Chụp ảnh mốc, bảng, hiện trạng rừng, nhóm nghiên cứu hiện trường và mẫu tiêu bản và một số thao tác chính tại hiện trường làm ảnh tư liệu lưu Hồ sơ ÔĐV.

3.2.4. Phương pháp điều tra trữ lượng Cacbon (chỉ lấy mẫu ở lần điều tra đầu tiên)

a. Cây gỗ: Sử dụng kết quả đo 75 ô đo đếm tầng cây gỗ.

b. Tre nứa

- Đo đếm: Sử dụng kết quả đo 9 ô đo đếm rừng tre nứa.

- Lấy mẫu phân tích: Số lượng 3 mẫu/1 ô nghiên cứu, 9 mẫu/1 ÔĐV. Cân trọng lượng tươi, mang về sấy khô ở nhiệt độ 105°C cho đến khi có trọng lượng không đổi, cân sinh khối khô của mẫu và ghi vào phiếu.

c. Cây tái sinh

- Đo đếm: Sử dụng kết quả đo 39 ô dạng bản điều tra cây tái sinh.

- Lấy mẫu phân tích: Lấy mẫu trong rừng sản xuất gần ÔĐV có cùng trạng thái. Số lượng 14 mẫu/1 ô nghiên cứu (7 cấp x 2 bộ phận x 1 ô nghiên cứu), tổng cộng 42 mẫu/1 ÔĐV. Cân trọng lượng tươi, mang về sấy khô ở nhiệt độ 105°C cho đến khi có trọng lượng không đổi, cân sinh khối khô của mẫu và ghi vào phiếu.

d. Gỗ chết

Đo đường kính, chiều cao và xác định mức độ mục rữa toàn bộ cây chết đứng, cây chết nằm, cây đổ nghiêng, cây chống chày, gốc chặt trong ô đo đếm. Số lượng 3 ô đo đếm/1 ô nghiên cứu, tổng số 9 ô đo đếm/1 ÔĐV. 

e. Cây bụi

- Đo đếm: Sử dụng kết quả đo 9 ô dạng bản trong điều tra cây bụi.

- Lấy mẫu cây bụi: Số lượng 3 mẫu/1 ô nghiên cứu, 9 mẫu/1 ÔĐV. Cân trọng lượng tươi, mang về sấy khô ở nhiệt độ 105°C cho đến khi có trọng lượng không đổi, cân sinh khối khô của mẫu và ghi vào phiếu.

f. Thảm tươi

- Đo đếm: Sử dụng kết quả đo 9 ô mẫu điều tra thảm tươi.

- Lấy mẫu thảm tươi: Số lượng 3 mẫu/1 ô nghiên cứu, 9 mẫu/1 ÔĐV. Cân trọng lượng tươi, mang về sấy khô ở nhiệt độ 105°C cho đến khi có trọng lượng không đổi, cân sinh khối khô của mẫu và ghi vào phiếu.

g. Thảm mục

Đo độ dày tầng thảm mục, thu toàn bộ thảm mục, lá và cành cây chưa phân huỷ trong ô thu mẫu thảm mục 4 m2 (kích thước 2 x 2m). Số lượng ô thu mẫu là 3 ô/1 ô nghiên cứu, tổng số 9 ô/1 ÔĐV.

Phương pháp thu mẫu tính trữ lượng các bon tuân thủ theo Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập số liệu ÔĐV.

3.2.5. Phương pháp điều tra côn trùng rừng (mỗi vùng sinh thái điều tra 3 ÔĐV đại diện cho hệ sinh thái rừng khác nhau)

a. Phương pháp điều tra bướm ngày

- Điều tra bướm trên thực địa tiến hành ở những ngày đầu của công việc thu thập số liệu trên ÔĐV.

- Phương pháp điều tra, giám sát bướm được thực hiện trên các tuyến. Các tuyến điều tra được xây dựng theo các cảnh quan khác nhau nhằm thu được tối đa số loài trong ÔĐV. 

- Sử dụng hệ thống đường mòn, đường dân sinh, đường ranh giới, đường tuyến khoanh lô... trong ÔĐV để xây dựng các tuyến điều tra. Chiều dài tuyến trên mỗi ÔĐV khoảng 2,5 km.

- Mật độ mỗi loài bướm ngày được xác định bằng tần số xuất hiện/bắt gặp trên tuyến theo các cấp nhiều, trung bình, ít.

- Sử dụng dụng cụ bắt bướm, hộp đựng côn trùng để thu mẫu giám định loài, kiểm tra.

b. Phương pháp điều tra côn trùng đất (mối, kiến, dế…)

-  Sau khi thu mẫu cây bụi, thảm tươi, thảm mục trên diện tích 4 m2, tiến hành điều tra và thu mẫu các loài côn trùng trong lớp thảm mục, sau đó đào sâu xuống mặt đất 10 cm trên diện tích 2 m2 để điều tra, thu mẫu côn trùng đất. Số lượng ô mẫu điều tra côn trùng là 3 ô/1 ô nghiên cứu, tổng số 9 ô/1 ÔĐV.  

- Thời gian thu mẫu: Mỗi năm một lần.

- Các mẫu bướm và côn trùng đất lựa chọn 5 mẫu tiêu biểu, chụp 5 ảnh tư liệu.

3.2.6. Phương pháp điều tra LSNG

- Kết hợp quá trình điều tra đo đếm cây gỗ, tiến hành thống kê các loài cây LSNG được mặc định trong phiếu thu thập hoặc bổ sung thêm những loài cây trong ÔĐV có nhưng trong phiếu chưa mặc định. Tiến hành xác định sản lượng/ha, phân theo nhóm công dụng, xác định cường độ khai thác và tình trạng sử dụng các loài cây LSNG.

- Trong quá trình điều tra, cần có sự tham gia của những người dân địa phương sử dụng LSNG sinh sống gần các ÔĐV. Những người dân sẽ giúp quá trình xác định thành phần loài, nhóm công dụng, cường độ khai thác, ước tính sản lượng/ha, bộ phận sử dụng, phương thức sử dụng, cũng như kiến thức bản địa về LSNG.

- Xác định tên các loài cây LSNG trên thực địa đối với các nhóm thông thường dễ nhận biết. Những loài cây chưa biết phải thu mẫu vật để giám định.

- Sử dụng phương pháp nhóm chuyên gia để giám định thành phần loài và thảo luận về sử dụng LSNG.

Số lượng ô điều tra LSNG là 25 ô/1 ô nghiên cứu, tổng số 75 ô điều tra/1 ÔĐV.

3.2.7. Phương pháp điều tra đặc điểm lập địa

Tại trung tâm mỗi ô nghiên cứu tiến hành đào 1 phẫu diện đất để mô tả đặc điểm của đất, lấy mẫu về phân tích để xác định độ dày tầng đất, độ ẩm đất và khả năng giữ nước của đất. Tổng cộng đào 3 phẫu diện/1 ÔĐV.

3.3. Phương pháp quản lý, xử lý dữ liệu ÔĐV

3.3.1. Nội dung quản lý dữ liệu ÔĐV

a. Nhập số liệu vào máy tính và tạo lập cơ sở dữ liệu

Dữ liệu thu thập được từ ÔĐV được nhập vào máy tính tạo cơ sở dữ liệu cho việc lưu trữ và xữ lý vào các mục đích nghiên cứu khác nhau trong đó chủ yếu là nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc và động thái của rừng; tiến tới thiết lập các mô hình mô phỏng quá trình sinh trưởng của rừng tự nhiên hỗn loài nhiệt đới.

b. Kiểm tra, biên tập số liệu

Số liệu khi nhập vào cơ sở dữ liệu cần được kiểm tra để loại bỏ các lỗi về lôgíc, lỗi thô bằng các phương pháp thống kê toán học.

c. Quản lý số liệu

- Số liệu ÔĐV được lưu trữ lâu dài (nhiều chục năm). Trong thời gian dài đó, có thể có những thay đổi trong kỹ thuật máy tính và phương tiện xử lý số liệu, cho nên các thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống ÔĐV cần phải đáp ứng được sự thay đổi trong tương lai.

- Dữ liệu về ÔĐV phải được lưu trữ bằng hai hình thức dạng giấy và dạng số. Dữ liệu số được lưu bằng đĩa CD và trên máy tính được lập thành ít nhất là hai bộ gốc lưu ở hai nơi khác nhau.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ÔĐV

Số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích và xử lý sơ bộ nhằm loại bỏ những sai số không hợp lý, sau đó tiến hành xử lý, tính toán và tổng hợp.

a. Cấu trúc rừng

1) Cấu trúc tổ thành rừng

Cấu trúc tổ thành rừng được xác định theo trị số IV% cho từng kiểu trạng thái rừng.

Công thức tính chỉ số IV% cho một loài:

IV% =

       Trong đó:      

            IV% là tỷ lệ phần trăm tổ thành của một loài so với tổng số loài.

N% =  (Ni là số cây của loài thứ i/ha; N là tổng số cây các loài trong 1ha).

N%: Tỷ lệ % số cây loài thứ i và tổng cây của các loài trong 1 ha.

G% : Tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của một loài trong quần xã thực vật.

Theo Daniel Marmilod những loài có giá trị IV ³5% là loài ưu thế trong tổ thành của lâm phần.

Từ đó có thể so sánh biến động về tổ thành thực vật giữa hai chu kỳ.

2) Cấu trúc mật độ

Thống kê những cây có D1.3 >6cm trên ÔĐV, quy ra 1ha.

            3) Cấu trúc tầng thứ

            Được mô tả theo Thái Văn Trừng (1998). Dựa vào kết quả đo đếm cây đứng, cây tái sinh và phẫu đồ rừng để mô tả kết cấu tầng thứ của rừng.

4) Phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và số cây theo chiều cao (N/Hvn)

Các phân bố N/D1.3 và N/Hvn được mô phỏng theo các hàm Weibull, Meyer và khoảng cách, từ đó lựa chọn hàm mô phỏng thích hợp.

5) Phân tích tương quan giữa Hvn/D1.3

Được mô phỏng bằng các hàm logarit, hàm parabol và hàm mũ, từ đó lựa chọn hàm phân bố thích hợp.

b. Xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng  

1) Các chỉ tiêu tăng trưởng loài và nhóm loài chủ yếu

- Lựa chọn loài: một số loài chủ yếu, đại diện cho vùng sinh thái.

- Lựa chọn nhóm loài: nhóm loài được lựa chọn theo tốc độ sinh trưởng (nhanh, trung bình và chậm).

- Phương pháp tính toán các chỉ tiêu:

+ Trường hợp Theo dõi ÔĐV được 1 chu kỳ, Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về D, H, V một số loài chủ yếu được tính theo phương pháp lấy kết quả đo lần sau trừ kết quả đo lần trước chia cho số năm đo lặp.

+ Trong trường ÔĐV được theo dõi qua nhiều chu kỳ thì có thể ứng dụng tuổi đo đếm theo cấp (5 năm) và sẽ xây dựng được các phương trình toán học theo phương pháp: Xây dựng các hàm sinh trưởng lý thuyết mô hình hoá quá trình sinh trưởng D, H, V. Lựa chọn mô hình tối ưu cho một số loài cây chủ yếu va nhóm loài. Xây dựng các mô hình dự đoán sản lượng rừng, xác định chỉ tiêu tăng trưởng, đường kính khai thác, sản lượng và luân kỳ khai thác cho các trạng thái rừng theo vùng sinh thái.

Các hàm sinh trưởng được lựa chọn: Gompert, Korft, Schumacher để mô hình hóa.

Sử dụng chương trình mẫu thống kê Exell, SPSS và Statistica để xây dựng các hàm sinh trưởng để giải quyết các bài toán phân tích thống kê: Phân tích các đặc trưng thống kê của các biến số; Phân tích phương sai; Xác định các hệ số tương quan; Phân tích tương quan hồi quy; Chọn hàm sinh trưởng thích hợp cho loài, nhóm loài và chung các loài.

2) Lượng tăng trưởng lâm phần

Tăng trưởng lâm phần thể hiện toàn bộ sinh khối gỗ của các loài cây tham gia vào vào trữ lượng rừng. ÔĐV là công cụ hữu hiệu để xác định tăng trưởng lâm phần. Với việc theo dõi nhiều chu kỳ từ các ÔĐV sẽ áp dụng được các mô hình sinh trưởng và rút ra được quy luật sinh trưởng lâm phần. Tuy nhiên, hệ thống ÔĐV hiện nay mới chỉ được theo dõi trong một chu kỳ và được đo lặp 2 lần nên không áp dụng các mô hình toán.

Lượng tăng trưởng hàng năm lâm phần được tính theo phương pháp lấy kết quả tính V lần đo sau trừ kết quả tính V lần đo trước chia cho số năm đo lặp.

Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm theo trạng thái:

                                                Im1 + Im2 + Im3 +…Imn

                     Imbq/ha/năm = -------------------------------

                                                              N

Dưới đây là sơ đồ phân tích tăng trưởng:

Lựa chọn ÔĐV và các ô đo đếm

Chương trình SPSS/PC + Các hàm tương quan

Xây dựng các hàm sinh trưởng lý thuyết

Yd = f(t)

Yh = f(t)

Yv = f(t)

Tiêu chuẩn chọn loài thích hợp

Hệ số tương quan cao: R = max

Sai tiêu chuẩn hồi quy nhỏ: Sylx = min

Hệ số tồn tại phương trình lớn: F = max

Sai số tương đối nhỏ: S% = min

Ghép nhóm loài sinh trưởng

Biểu QTST

- Loài chủ yếu

- Loài gộp

Tăng trưởng lâm phần + quan hệ Pv% ~ D+Pv% bình quân lâm phần

Biểu QTST + nhóm loài 1,2,3+ Chung cho tất cả các loài

 

Tính toán các nhân tố điều tra

Tính toán các nhân tố giải tích: (A,D,H,V)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


c. Phương pháp xử lý số liệu đa dạng sinh học

1) Bướm ngày

- Lập danh lục loài bướm ngày

- Phân tích các giá trị tương đối:

+ Tần xuất xuất hiện tương đối (relative frequency)

+ Mật độ tương đối (relative density)

- Tính chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index-IVI).

2) Côn trùng đất : Kiến; mối; dế

- Lập danh lục các loài kiến, mối, dế

- Phân tích các giá trị tương đối, bao gồm:

+ Tần xuất xuất hiện tương đối (relative frequency)

+ Mật độ tương đối (relative density)

- Tính chỉ số giá trị quan trọng (Importance Value Index-IVI).

3) Các chỉ số về đa dạng thực vật cây gỗ

- Lập danh lục loài thực vật cây gỗ

- Tính chỉ số giá trị quan trọng (Importance Valum Index-IVI)

- Tính chỉ số đa dạng sinh học Fisher (F)

- Tính chỉ số mức độ chiếm ưu thế Simpson (Cd)

- Tính chỉ số mức độ tương đồng Sorensen (Sl)

d. Phương pháp xử lý số liệu LSNG

- Lập danh lục loài LSNG

- Xắp xếp và phân tích các loài LSNG theo công dụng

- Đánh giá tình trạng một số loài LSNG có giá trị cao về trữ lượng, sản lượng khai thác, tình trạng buôn bán, sử dụng...

e. Phương pháp tính toán trữ lượng các bon

1) Tính trữ lượng các bon trên mặt đất

- Cây gỗ

+ Cách 1: Dùng công thức B = V * BCEF để chuyển từ thể tích cây sang sinh khối khô.

+ Cách 2: Dùng phương trình tương quan của rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá đối với các vùng: Đông Bắc, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.

- Tre nứa

+ Cách 1: Dùng bảng tra khối lượng trung bình của 01 cây, nhân với số cây để ra tổng khối lượng, sau đó nhân với tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi để quy đổi ra khối lượng sinh khối khô. Hiện nay đã có số liệu thô của các loài: Vầu, luồng, nứa, lồ ô (UN-REDD pha 1).

+ Cách 2: Dùng phương trình tương quan (nếu có). Hiện nay đã có phương trình để tính cho rừng vầu, luồng, nứa, lồ ô (UN-REDD pha 1).

- Cau dừa

Áp dụng phương trình tương quan cho loài Prestoea montana, là một loài tương đối phổ biến ở rừng nhiệt đới ẩm của Puerto Rico.

B (kg) = 10,0 + 6,4 * Hvn (m);                   (n = 25, r2 = 0,96)

- Tái sinh

+ Tính tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi cho mỗi mẫu.

+ Đối với mỗi cấp chiều cao, tính sinh khối khô của mỗi bộ phận thân, cành, lá bằng cách nhân sinh khối tươi với tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi tương ứng.

+ Đối với mỗi cấp chiều cao, cộng các sinh khối khô của ba bộ phận để ra tổng sinh khối khô. Chia giá trị này cho 5 để được sinh khối khô trung bình của 01 cây trong cấp chiều cao đang xét.

+ Đối với mỗi cấp chiều cao, nhân sinh khối khô trung bình của một cây với số cây để ra tổng sinh khối khô của mỗi cấp chiều cao.

+ Cộng các tổng sinh khối khô này cho tất cả các cấp chiểu cao sẽ được tổng sinh khối khô của cây tái sinh.

+ Quy đổi tổng sinh khối khô ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(16x13)).

- Cây bụi

+ Tính tỷ số sinh khối khô/sinh khối tươi cho mỗi mẫu mang về.

+ Tính tổng sinh khối khô của các bộ phận thân, cành, lá bằng cách nhân tổng sinh khối tươi của mỗi bộ phận với tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi tương ứng.

+ Tính tổng sinh khối khô của mỗi ô đo đếm bằng cách lấy tổng của các sinh khối khô của từng bộ phận.

+ Tính tổng sinh khối khô của 5 ô mẫu.

+ Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(4x5)).

- Thảm tươi

+ Tính tỷ số sinh khối khô/sinh khối tươi cho mỗi mẫu mang về.

+ Tính tổng sinh khối khô của thảm tươi bằng cách nhân tổng sinh khối tươi với tỷ lệ sinh khối khô/sinh khối tươi.

+ Tính tổng sinh khối khô của 05 ô mẫu.

+ Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(4x5)).

2) Đo tính các bon trong sinh khối dưới mặt đất

Không đo trực tiếp mà áp dụng tỷ số sinh khối trên mặt đất/sinh khối dưới mặt đất để tính theo Hướng dẫn chung FRA 2010.

- Tính các bon trong gỗ chết

+ Gỗ chết đứng:

* Tính thể tích cây gỗ V giống như ở phần tính tăng trưởng cây sống.

* Tính sinh khối khô B của cây theo công thức sau:

B = V * WDtb * K

Trong đó WDtb là khối lượng thể tích gỗ cơ bản trung bình (tạm lấy là 0,6); K là hệ số được xác định theo mức độ phân hủy.  

* Cộng sinh khối khô của tất cả các cây gỗ chết đứng trong các ô đo đếm.

* Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(400x3)).

+ Gỗ chết nằm

* Tính thể tích của mỗi đoạn gỗ (m3) theo công thức sau:

 

Trong đó l là độ dài của đoạn gỗ (m); d1 và d2 là đường kính hai đầu đoạn gỗ (cm).

* Tính sinh khối khô của mỗi đoạn gỗ theo công thức sau:

B = V * WDtb * K

Trong đó WDtb là khối lượng thể tích gỗ cơ bản trung bình (tạm lấy là 0,6); K là hệ số được xác đinh theo mức độ phân hủy (tạm lấy K = 0,9 cho mức cứng; K = 0,7 cho mức trung bình và K = 0,5 cho mức mềm).

* Cộng sinh khối khô của tất cả các đoạn gỗ chết nằm trong 3 ô đo đếm.

* Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(400x3)).

+ Gốc chặt

* Tính thể tích của gốc chặt  (m3) bằng công thức:

 

Trong đó h là chiều cao gốc chặt (m); dg và dc lần lượt là đường kính gốc và đường kính chỗ chặt (cm).

* Chuyển từ thể tích sang sinh khối khô bằng công thức:

B = V * WDtb * K

Trong đó WDtb là khối lượng thể tích gỗ cơ bản trung bình (tạm lấy là 0,6); K là hệ số được xác đinh theo mức độ phân hủy (tạm lấy K = 0,9 cho mức cứng; K = 0,7 cho mức trung bình và K = 0,5 cho mức mềm).

* Cộng sinh khối khô của tất cả các gốc chặt nằm trong 03 phân ô đo đếm.

* Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(400x3)).

+ Đo tính trữ lượng các bon trong rác (không thực hiện đối với rừng ngập nước)

* Tính tỷ lệ trọng lượng khô/trọng lượng tươi cho mỗi mẫu.

* Tính trọng lượng khô của rác cho mỗi ô mẫu bằng cách nhân trọng lượng tươi của rác trong mỗi ô mẫu với tỷ lệ được tính ở trên.

* Lấy tổng trọng lượng rác của các ô mẫu.

* Quy đổi ra đơn vị tấn/ha (nhân với 10/(5x1)).

Cách chuyển đổi từ sinh khối khô sang trữ lượng các bon

Áp dụng công thức sau:

C stock = Biomass x CF

Trong đó CF là tỷ lệ các bon trong sinh khối khô. Giá trị mặc định là 0,47.

f. Xử lý số liệu đặc điểm lập địa

1) Đo tính chiều dày tầng đất

- Diễn biến chỉ tiêu độ dày tầng đất trong 5 năm, tính theo công thức:

             Δhi = (hi-sau – hi-trước)

Trong đó:

             hi-sau  – Chiều dày tầng đất dưới trạng thái rừng i được đo lần trước

             hi-trước – Chiều dày tầng đất dưới trạng thái rừng i được đo lần sau.

  Độ dày tầng đất bình quân của 3 phẫu diện/1 ÔĐV, được tính theo công thức:

             hi-trước = (hi-trước-1 + hi-trước-2 + hi-trước-3 )/3.

              hi-sau = (hi-sau-1 + hi-sau-2 + hi-sau-3 )/3.

2) Phương pháp tính độ ẩm đất tự nhiên

- Tính độ ẩm đất theo công thức (tài liệu Đất rừng Việt Nam):

 

trong đó:

+ W-độ ẩm của đất (%)

+ mw-khối lượng nước trong mẫu đất (g). Khối lượng nước trong mẫu đất được xác định bằng độ chênh lệch khối lượng của mẫu đất trước và sau khi sấy khô ở nhiệt độ 105°C

+ md-khối lượng đất khô trong mẫu đất (gam)

 

                    mw  = mo - md

Trong đó: m0 là trọng lượng đất tự nhiên được cân sau khi lấy mẫu.

3) Đo tính khả năng giữ nước của đất

Lượng nước dự trữ của tầng phát sinh được tính bằng công thức:

                      B = W . D0 . H.

             Trong đó:

+ B-lượng nước dự trữ (M3/ha)

+ W-độ ẩm  %

+ D0–dung trọng đất

+ H-chiều dày tầng đất (cm).

4. THÀNH QUẢ VÀ QUẢN LÝ THÀNH QUẢ

4.1. Sản phẩm hàng năm

4.1.1. Sản phẩm các hoạt động hỗ trợ

1) Hệ thống biện pháp kỹ thuật.

2) Phần mềm quản lý và xử lý dữ liệu ÔĐV.

4.1.2. Các sản phẩm chính

1) Hồ sơ ÔĐV: mã số ô, vị trí ô, tọa độ ô, mô tả đặc điểm chung của ô, sơ đồ vị trí cây, ảnh vệ tinh và ảnh giải đoán, ảnh chụp tư liệu.

2) Báo cáo kết quả Theo dõi ÔĐV (báo cáo từng ô).

3) Báo cáo kết quả Theo dõi ÔĐV hàng năm.

4) Bản đồ hiện trạng rừng năm đầu và bản đồ diễn biến rừng ÔĐV 2 năm/lần.

5) Dữ liệu ÔĐV được cập nhật hàng năm.

6) Tiêu bản thực vật.

4.2. Sản phẩm cuối chu kỳ (5 năm)

1) Báo cáo Kết quả Theo dõi ÔĐV (5 năm/lần).

2) Báo cáo diễn biến các chỉ tiêu: (1) Diễn biến rừng; (2) Đặc điểm lâm học của rừng; (3) Tăng trưởng rừng; (4) Côn trùng rừng; (5) Đặc điểm các đặc trưng sinh thái khác của rừng (Đặc điểm lập địa; Tầng thảm mục; Các chỉ số đa dạng sinh học; và Trữ lượng các bon rừng).

3) Bản đồ diễn biến rừng (5 năm/lần).

4) Dữ liệu lưu trữ trên phần mềm.

5) Phim tư liệu về các hoạt động Theo dõi ÔĐV.

6) Các ấn phẩm báo cáo khoa học Theo dõi ÔĐV.

4.3. Quản lý và khai thác sử dụng thành quả

 Đề án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp, do đó các thành quả của Đề án sẽ được chia sẻ cho các đơn vị liên quan để có thể khai thác tối đa những thành quả mà Đề án đem lại, cụ thể như sau:

+ Cơ sở dữ liệu (CSDL) hệ thống ÔĐV sẽ được đặt tại một máy chủ tại Viện ĐTQHR và được kết nối với các cổng thông tin ngành Lâm nghiệp như FORMIS để các đơn vị liên quan có thể truy cập tới thông qua mạng internet.

+ CSDL hệ thống ÔĐV là nguồn tài liệu quý giá của quốc gia, do đó cần phải được bảo mật ở một mức độ nhất định.Tổng cục Lâm nghiệp sẽ cho phép những đơn vị nào được phép truy cập đến CSDL này. Mỗi đơn vị được phép truy cập tới CSDL sẽ có một tài khoản có mật mã riêng và phải chi trả khoản phí dịch vụ.

+ Các báo cáo hàng năm, báo cáo chuyên đề và báo cáo tổng kết chu kỳ được công khai trên trang web của Viện để cho tất cả các bên quan tâm có thể tải về tham khảo để làm cơ sở cho các nghiên cứu lâm sinh, xây dựng các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ở các cấp.

+ Để phát huy hiệu quả của hệ thống ÔĐV quốc gia, các đề tài nghiên cứu của Tổng cục Lâm nghiệp cần hướng về sử dụng số liệu của hệ thống ÔĐV quốc gia.

Viện ĐTQHR kết hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Kiểm Lâm) các tỉnh và các vườn quốc gia, khu bảo tồn để xây dựng kế hoạch bảo vệ các ÔĐV. Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn sẽ trực tiếp thực hiện việc bảo vệ các ÔĐV trên địa bàn của tỉnh.

5. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

5.1. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện Đề án là nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV.

5.2. Tổng kinh phí thực hiện

Tổng khái toán kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện Đề án là: 92 tỷ

- Giai đoạn 2013-2015: 32 tỷ

- Giai đoạn 2016-2020: 60 tỷ

Hàng năm Viện ĐTQHR lập Đề cương-Dự toán chi tiết thực hiện Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt và triển khai thực hiện theo kế hoạch Đề án.

 

6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Năm 2013

- Tổ chức triển khai thực hiện Theo dõi 30 ÔĐV (Theo dõi năm đầu).

- Rà soát hoàn thiện Biện pháp kỹ thuật Theo dõi ÔĐV.

- Nâng cấp phần mềm quản lý, xử lý số liệu ÔĐV.

- Công tác chuẩn bị, lập Đề cương-Dự toán chi tiết trình Tổng cục phê duyệt Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV năm 2014.

2. Năm 2014

- Tổ chức Theo dõi năm đầu: 35 ÔĐV.

- Theo dõi năm sau: 30 ÔĐV.

- Công tác chuẩn bị, lập Đề cương-Dự toán chi tiết trình Tổng cục phê duyệt Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV năm 2015.

3. Năm 2015

- Tổ chức Theo dõi năm đầu: 35 ÔĐV.

- Theo dõi năm sau: 65 ÔĐV.

- Tổng kết Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV giai đoạn 2013-2015.

- Công tác chuẩn bị, lập Đề cương-Dự toán chi tiết trình Tổng cục phê duyệt Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV năm 2016.

4. Năm 2016-2020

- Tổ chức Theo dõi năm đầu bình quân/năm: 62 ÔĐV.

- Theo dõi năm sau: 62 ÔĐV (2017), 124 ÔĐV (2018), 186 ÔĐV (2019), và 248 ÔĐV (2020).

- Công tác chuẩn bị, lập Đề cương-Dự toán chi tiết trình Tổng cục phê duyệt Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV hàng năm.

- Tổng kết Nhiệm vụ Theo dõi ÔĐV giai đoạn 2016-2020.

- Xây dựng Đề án Theo dõi ÔĐV giai đoạn 2021-2030.

7. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

- Kết quả nghiên cứu ÔĐV là cơ sở đề xuất và xây dựng các giải pháp quản lý rừng bền vững. Tài liệu thu thập từ các ÔĐV sẽ tạo lập ngân hàng dữ liệu có giá trị khoa học về các hệ sinh thái rừng, trên cơ sở đó nghiên cứu về quy luật vận động và biến đổi không ngừng của rừng, cũng như các quá trình xảy ra trong các hệ sinh thái rừng và các phản ứng của chúng đối với các tác động. Đây là tiền đề quan trọng cho việc đề xuất và xây dựng các giải pháp lâm sinh phù hợp với từng vùng sinh thái, là cơ sở của quản lý rừng bền vững.

- Hỗ trợ và giảm chi phí cho Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. Các kết quả điều tra thu thập từ ÔĐV là dữ liệu đầu vào để tính toán về cấu trúc và tăng trưởng rừng, các chỉ tiêu bình quân về rừng, như: trữ lượng, tổ thành cây gỗ, chất lượng lâm sản,…của các kiểu trạng thái rừng theo từng thời điểm và cho tất cả các vùng sinh thái. Đây là những chỉ tiêu rất quan trọng được sử dụng trong quá trình điều tra, phục vụ kiểm kê rừng: tính trữ lượng rừng cho các chủ quản lý và cho từng địa phương,…

- Góp phần định hướng khai thác và bảo tồn TNR một cách toàn diện, trước hết giúp các nhà quản lý xây dựng kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học cho từng vùng và cho toàn quốc mà nước ta cam kết tham gia, cung cấp các chỉ số điều tra các bon cho thực hiện REDD+.

- Thành quả nghiên cứu rừng trên hệ thống ÔĐV là cơ sở để nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về TNR trong sự diễn biến của nó qua từng năm và qua từng thời kỳ, đánh giá được mức độ đa dạng sinh học của từng vùng, xác định được những loài quý hiếm, loài đặc hữu, loài nguy cấp,…để có cơ sở đề xuất khai thác hợp lý, đồng thời lập kế hoạch bảo tồn và phát triển các loài.

- Xây dựng ngân hàng tư liệu về TNR Việt Nam với đầy đủ các thông tin về thực vật, côn trùng, LSNG, đất rừng,…Đây là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn góp phần bổ sung những kiến thức cơ bản về TNR và đa dạng sinh học…nguồn tài liệu không thể thay thế được trong nghiên cứu, trong giảng dạy, trong phổ biến kiến thức về TNR Việt Nam. Đặc biệt là cứ liệu quan trọng góp phần tham gia vào các chương trình điều tra và nghiên cứu rừng toàn cầu mà nước ta tham gia cùng các Tổ chức quốc tế.

- Xây dựng và hoàn thiện về mặt phương pháp Theo dõi diễn biến TNR trên ÔĐV. Góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong mọi lĩnh vực Điều tra rừng,...

- Kết quả nghiên cứu ÔĐV tại các khu rừng đặc dụng và các khu rừng phòng hộ góp phần giúp các Ban quản lý rừng xây dựng kế hoạch, định hướng cho công tác quản lý và nghiên cứu khoa học trên địa bàn quản lý của mình.

- Các ÔĐV là địa điểm và hiện trạng quan trọng để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan.

- Thông qua Đề án sẽ giúp cho chính quyền và nhân dân các xã có ÔĐV nâng cao nhận thức về rừng cùng các giá trị của nó, trên cơ sở đó việc xây dựng và phát triển rừng trên địa bàn được thuận lợi hơn.

PHẦN IV – TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng cục Lâm nghiệp: Có trách nhiệm thông báo vị trí ÔĐV cho các sở, ban ngành địa phương biết để chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm có trách nhiệm bảo vệ. Bố trí kinh phí cho các đơn vị thực hiện và bảo vệ.

2. Vụ Kế hoạch Tài chính: Có trách nhiệm thay mặt Tổng cục Lâm nghiệp quản lý nguồn kinh phí Bộ giao để thực hiện Đề án bằng nguồn kinh phí thường xuyên.

3. Vụ Khoa học và THQT: Có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng các sản phẩm của Đề án báo cáo lãnh đạo Tổng cục và  Bộ hàng năm.

4. Viện ĐTQHR: Cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện Đề án, trực tiếp quản lý kinh phí hàng năm. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành (Viện Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật) triển khai thực hiện các nội dung điều tra chuyên sâu về côn trùng rừng, đất rừng, LSNG.v.v. 

5. Cục Kiểm lâm và Vụ Bảo tồn thiên nhiên là những cơ quan phối hợp với Viện ĐTQHR trong việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Ban quản lý các khu rừng đặc dụng, các đơn vị Kiểm lâm,…) bảo vệ hiện trường ÔĐV.

2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2.1. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến phục vụ công tác điều tra thu thập số liệu và xử lý số liệu ÔĐV: máy Field-map, máy đo cao Vertex, máy định vị toàn cầu GPS, máy ảnh định vị, máy quay phim, máy đo tăng trưởng gỗ; các loại dụng cụ phân tích đất, máy sấy sinh khối trữ lượng các bon,...

- Ứng dụng các phần mềm tiên tiến trong giải đoán ảnh tự động; xử lý, tính toán, xây dựng thành quả, báo cáo.

- Xây dựng các phần mềm quản lý, lưu trữ và khai thác tài liệu. Thực hiện chia sẻ, trao đổi thông tin về TNR thuận lợi và đảm bảo bí mật quốc gia trên hệ thống thông tin và Webse của Viện, cổng thông tin điện tử của Bộ và Tổng cục Lâm nghiệp.

2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, nhất là nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp điều tra thu thập số liệu ÔĐV ngoài hiện trường thông qua việc mở các lớp tập huấn chuyên sâu về các lĩnh vực điều tra: lâm học, tăng trưởng, cây rừng, đa dạng sinh học, LSNG, côn trùng rừng, các bon,...

- Cử các cán bộ trẻ có năng lực tham gia các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn về nghiệp vụ điều tra rừng tại các nước có nền lâm nghiệp tiên tiến, đặc biệt là những nước có Chương trình điều tra theo dõi trên ô tiêu chuẩn cố định tương tự (như Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ,…).

- Tăng cường tuyển dụng nhân lực được đào tạo chính qui từ các trường chuyên nghiệp có khả năng thực hiện các nội dung điều tra đã nêu trong Đề án, nhất là các lĩnh vực chuyên sâu về thực vật, côn trùng, đất,…

- Quan hệ hợp tác đào tạo với các trường Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Đại học Tổng hợp,... trong các lĩnh vực đào tạo sau đại học, đào tạo chuyên sâu nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ Viện nói chung, trong đó có cán bộ trực tiếp Theo dõi ÔĐV.

2.3.Tham gia của các ngành

- Viện ĐTQHR có trách nhiệm phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT, các ban ngành địa phương chỉ đạo các đơn vị Kiểm lâm thực hiện việc quản lý, bảo vệ rừng khu vực lập ÔĐV, bảo vệ hệ thống mốc bảng ÔĐV khỏi sự phá hoại.

- Phối hợp với Ban quản lý các Khu rừng Đặc dụng, Phòng hộ, UBND các xã có ÔĐV trong việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ ÔĐV và bảo vệ rừng.

2.4. Hợp tác quốc tế

Trong hạn mức kinh phí vốn cấp thường xuyên hàng năm của Nhà nước để Theo dõi ÔĐV là rất hạn chế, chỉ có thể triển khai thực hiện Theo dõi một số nội dung hết sức cơ bản trong ÔĐV. Một số nội dung Theo dõi sâu về động vật rừng, côn trùng, LSNG, nhất là các nghiên cứu cơ bản loài hiện tại chưa cho phép triển khai thực hiện do điều kiện kinh phí hạn chế. Các thiết bị, công nghệ tiến tiến phục vụ điều tra, theo dõi cũng còn có những bất cập chưa thể đáp ứng ngay. Việc tìm kiếm nguồn ảnh vệ tinh độ phân giải cao để theo dõi 2 năm/lần phục vụ Theo dõi diến biến rừng trong ÔĐV, hệ thống phòng thí nghiệm phân tích đất, môi trường cũng chưa được đầy đủ,... Do vậy việc tìm kiếm thêm các nguồn tài trợ của các Tổ chức quốc tế thông qua hợp tác về tăng cường năng lực (trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo chuyển giao công nghệ mới về điều tra rừng) là hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ thực hiện thành công Đề án.

PHẦN V – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Ngày nay, ngoài việc cung cấp các sản phẩm vật chất truyền thống cho nền kinh tế quốc dân như gỗ và các loại LSNG, ngành Lâm nghiệp còn cung cấp nhiều dịch vụ có giá trị khác trong việc bảo vệ môi trường và giảm nhẹ thiên tai như giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, bảo vệ cảnh quan, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Trước các yêu cầu phát triển KTXH gắn liền với việc bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vai trò của ngành Lâm nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao.

Việc Theo dõi lâu dài hệ thống ÔĐV giúp cung cấp một sự hiểu biết đầy đủ về các yếu tố sinh thái rừng như cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng sinh học, trữ lượng gỗ và các bon rừng phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát về quản lý bảo vệ và phát triển rừng và việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng để trên cơ sở đó phát triển một nền lâm nghiệp bền vững, phát huy đầy đủ các chức năng của TNR cho lợi ích của quốc gia.

Từ năm 1996 đến năm 2010, Viện ĐTQHR đã thực hiện việc điều tra, theo dõi hệ thống ÔĐV. Tuy còn một số hạn chế nhất định, đây là nguồn tài liệu rất có giá trị đóng góp vào việc quản lý, phát triển rừng bền vững. Trong các năm gần đây, do có sự sắp xếp lại về mặt tổ chức ngành Lâm nghiệp và việc triển khai thực hiện Dự án “Tổng Điều tra, Kiểm kê Rừng Toàn quốc Giai đoạn 2011-2015” nên việc điều tra hệ thống ÔĐV giai đoạn 2011-2015 bị gián đoạn, thời gian còn lại để thực hiện chỉ còn 03 năm. Để thực hiện tốt Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng về việc Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011–2020, đồng thời phục vụ có hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển bền vững TNR, việc điều tra theo dõi hệ thống ÔĐV rất cần thiết phải tiếp tục được thực hiện.

Viện ĐTQHR kính đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt Đề án Theo dõi ÔĐV quốc gia giai đoạn 2013-2020 để Viện có căn cứ tiếp tục triển khai thực hiện đúng với tiến độ đã đề ra.

                                                               

                                                         Hà Nội, tháng 7 năm 2013

 

Đơn vị xây dựng

VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội Nước cộng hòa XHCNVN (2004), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

2. Thủ tướng Chính phủ (2006), Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

3. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 57 /QĐ-TTg ngày 09/01/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011–2020.

4. Viện ĐTQHR (1995, 2000, 2005, 2010), Báo cáo kết quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến TNR toàn quốc chu kỳ I, II, III, IV- (1991-2010). Tài liệu đánh máy.

5. Viện ĐTQHR (2007), Biện pháp kỹ thuật điều tra ÔĐV chu kỳ IV, tháng 3/2007. Tài liệu đánh máy.

6. Viện ĐTQHR (2007), Quy định nội dung và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng tài liệu ÔĐV, tháng 6/2007. Tài liệu đánh máy.

7. Viện ĐTQHR (2013), Biện pháp kỹ thuật điều tra thu thập số liệu ÔĐV giai đoạn 2013-2020, tháng 7/2013. Tài liệu đánh máy.

8. Viện ĐTQHR (2013), Biện pháp kỹ thuật xử lý Ô ĐV giai đoạn 2013-2020, tháng 7/2013. Tài liệu đánh máy.

 

 

 


DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN THEO DÕI ÔĐV GIAI ĐOẠN 2013-2020

1. Căn cứ để lập dự toán

- Nghị định số ..../2013/NFF-CP ngày.../..../2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung.

- Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực.

- Thông tư số 06 và 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm với cán bộ, công chức, viên chức;

- Thông tư liên tịch 44/2007/TTLT-BTC-BKHCNMT ngày 07/5/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

- Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

- Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Định mức lao động điều tra quy hoạch rừng.

- Quyết định số 20/2007/QĐ-BTNMT ngày 7/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Quyết định số 3060/QĐ-BNN-KL ngày 15/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định tạm thời Định mức dự toán áp dụng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thám phục vụ công tác quản lý nhà nước về Kiểm lâm.

- Quyết định số 975/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng  về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ vào giá cả thị trường trong thời điểm xây dựng dự toán.

2. Dự toán kinh phí

- Kinh phí điều tra thu thập số liệu năm đầu cho 01 ÔĐV là: 203.645 nghìn đồng; Kinh phí nhập số liệu cho 01 ÔĐV là: 8.365 nghìn đồng; Kinh phí xử lý số liệu cho 01 ÔĐV là: 11.033 nghìn đồng (Dự toán chi tiết kèm theo tại Phụ lục 4).

- Kinh phí xây dựng báo cáo diễn biến rừng là: 500.000 nghìn đồng; báo cáo đặc điểm lâm học là: 532.374 nghìn đồng; báo cáo về tăng trưởng rừng: 1.537.063 nghìn đồng; báo cáo đặc điểm côn trùng rừng là: 636.857 nghìn đồng; báo cáo các đặc trung sinh thái khác là: 1.514.084 nghìn đồng; báo cáo tổng kết chu kỳ: 1.105.013 nghìn đồng (Dự toán chi tiết kèm theo tại Phụ lục 5)

- Tổng kinh phí cho toàn bộ các hoạt động của Đề án là: 92.000.000 nghìn đồng.